Page 124 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 124

không tìm được cách giải quyết. Lãnh đạo liền nói: “Sao không đi bộ,
           vừa không mất tiền lại được rèn luyện sức khỏe, đó chẳng phải cách
           hay sao?”



                 Nhân viên quản lí lắc đầu: “Không được, đi bộ nhiều quá giày dép
           rách hết rồi, họ không mua nổi đôi mới. Tôi có một cách này, hi vọng
           lãnh đạo sẽ phê duyệt, chúng ta kêu gọi mọi người đi chân đất đi bộ đi
           làm, như vậy chẳng phải vấn đề đã được giải quyết hay sao? Ai bảo số

           họ khổ, sinh ra vào thời điểm này làm gì? Ai bảo họ không đi tìm con
           đường phát tài, lại chịu làm nhân viên quèn.” Ông vừa nói vừa cười,
           nói đến nỗi khiến vị lãnh đạo phải xấu hổ và đành chấp nhận cải thiện
           chế độ đãi ngộ cho nhân viên.



                 Nhân viên quản lí của công ty đã dùng cách nói quá để thể hiện
           suy nghĩ thực tế và đạt được mục đích khiến lãnh đạo nhận ra cái sai
           của mình. Ông đã trách móc các nhân viên, nhưng thực chất là đang

           cố gắng thể hiện nỗi khó khăn của họ, dùng cách nói ngược để ám chỉ
           chế độ đãi ngộ của công ty quá thấp. Sử dụng ngôn ngữ với màu sắc
           hài hước, thực chất là để chỉ trích chế độ đãi ngộ của lãnh đạo quá
           thấp. Cách nói nhẹ nhàng khiến đối phương dễ dàng tiếp thu, nhận ra

           cái sai của mình, lắng nghe ý kiến và đưa ra hành động thay đổi.


                 Đương nhiên, sử dụng cách nói này phải chừng mực, hợp lí,
           không quá lộ liễu để không khiến đối phương cảm thấy bị châm chọc.

           Nếu quá nặng lời sẽ gây ra phản cảm, thậm chí khiến đối phương nổi
           giận và không đạt được kết quả mong muốn.


                 Khéo léo nêu kiến nghị với lãnh đạo



                 Tại chốn công sở, có một hiện tượng như thế này, đối với công
           việc nhiều khi người cấp trên không hiểu bằng cấp dưới, lãnh đạo
           không hiểu bằng nhân viên nhưng lại thường tạo áp lực. Nếu bạn là

           một nhân viên thông minh, khi gặp một vị lãnh đạo như vậy, bạn sẽ
           làm gì để bản thân không phải chịu áp lực mà lãnh đạo lại vui vẻ tiếp
           nhận ý kiến của bạn? Mặc dù lãnh đạo của bạn không phải là người
           không có tài, nhưng người đó không phải cái gì cũng biết, có một số

           vấn đề mà lãnh đạo cũng không giải quyết nổi, chính vì thế mà các vị
           lãnh đạo rất cần cấp dưới đề đạt những ý kiến hay.


                 Đối với những nhân viên dám nói thẳng, điều khiến lãnh đạo đau

           đầu không phải ý kiến nhân viên đề đạt khó chấp nhận, mà là cách họ
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129