Page 125 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 125
nêu ý kiến không thể chấp nhận được. Ví dụ: “Giám đốc, quan điểm
ông vừa nói hoàn toàn sai lầm, tôi thấy nên giải quyết như thế này…”,
hoặc: “Giám đốc, tôi không dám tán thành với cách làm của ông. Tôi
cho rằng nên…”. Lời nói như vậy đã phủ định hoàn toàn cách nghĩ
hoặc cách làm của lãnh đạo, không cần phải là cấp trên, cho dù là
đồng nghiệp hay bạn bè của bạn cũng đều rất khó chấp nhận cách nói
này. Bạn khiến lãnh đạo mất mặt, họ sẽ tự nhiên không hài lòng về
bạn, khả năng ý kiến của bạn bị gạt bỏ là rất lớn. Vì thế, khi đưa ra
kiến nghị, chúng ta nhất định phải thận trọng, khéo léo để lãnh đạo
chấp nhận và không gây phản cảm.
Đầu tiên, bạn phải khẳng định những điểm mình tán thành trong
suy nghĩ hoặc trong lời nói của lãnh đạo, sau đó hãy khẳng định lại và
bày tỏ sự đồng tình. Tiếp đó, hãy nêu ý kiến mang tính chất xây dựng,
lúc này, ý kiến của bạn sẽ được vui vẻ tiếp nhận.
Trong một cuộc họp ở công ty nọ, Mai không hài lòng với cách
giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm của Giám đốc. Khi Giám đốc
xin ý kiến của mọi người, Mai nói: “Giám đốc nói đúng, chúng ta nhất
định phải coi trọng chất lượng sản phẩm, đây là vấn đề đầu tiên cần
phải giải quyết. Tôi cho rằng, ngoài ra, chúng ta còn phải nâng cao ý
thức của công nhân. Theo tôi quan sát thì hiện tại, ý thức công nhân
của công ty chúng ta không cao nên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu
quả công việc. Nhất định phải lưu ý chuyện này, nếu không vấn đề
chất lượng sản phẩm sẽ khó mà được giải quyết tận gốc.”
“Tôi nghĩ, nếu chúng ta rèn luyện ý thức chất lượng cho công
nhân, công nhân thấy công ty coi trọng vấn đề đó thì tự khắc sẽ có ý
thức. Nếu có thể làm như vậy, chúng ta sẽ không mất nhiều công sức,
công ty cũng có thể phát triển nhanh chóng”.
Nghe những lời này, Giám đốc gật đầu liên tục, tiếp nhận ý kiến
của Mai, và rất hài lòng về việc Mai dám thẳng thắn đề đạt ý kiến.
Một điều nên nhớ là tuyệt đối không thay đổi quan điểm ngay khi
thấy biểu hiện không hài lòng của lãnh đạo, hãy kiên trì nêu ý kiến
của mình. Chỉ cần bạn nói có lí và lấy được ví dụ cụ thể để chứng
minh rằng ý kiến của mình có tính khả thi, thì lãnh đạo sẽ hiểu tấm
lòng của bạn. Ngoài ra, trước mặt lãnh đạo, tốt nhất bạn không nên
thể hiện “tôi thông minh hơn ngài”, đề đạt ý kiến kết hợp xin chỉ đạo
là sự lựa chọn tốt nhất.