Page 126 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 126

Trong một buổi họp, cả công ty đang cùng thảo luận một phương
           án, mọi người lần lượt phát biểu ý kiến. Lưu nói: “Tôi cho rằng
           phương án này vẫn nên thêm một điểm…”, cả hội trường không ai
           phản ứng gì. Đến lượt Lí phát biểu, anh nói: “Tôi đã suy nghĩ về nhiều

           mặt của phương án này, cho rằng có một số điểm chưa thật sự tốt, tôi
           nêu ra đây, nếu có gì không thỏa đáng, xin các vị lãnh đạo cho ý
           kiến…”. Đối với ý kiến của Lưu, các vị lãnh đạo chỉ nghe chứ không
           bày tỏ thái độ gì. Còn đối với suy nghĩ của Lí, các lãnh đạo đã nghe và

           xem xét.


                 Kể từ đó, đối với công việc của công ty, các lãnh đạo thường lấy ý
           kiến của Lí. Nguyên nhân do Lí nắm được tâm lí lãnh đạo, biết cách

           nêu ý kiến mà không làm tổn hại tới vị trí của các lãnh đạo.


                 Đương nhiên, khi chúng ta đề đạt ý kiến, nhất định phải chuẩn bị
           kĩ lưỡng. Trong một tập thể, mỗi thành viên đều có nhiều quan điểm

           và đều tin rằng nếu ý tưởng của mình nếu được thực hiện sẽ mang lại
           hiệu quả cao trong công việc. Những người tâm huyết với công việc
           luôn tích cực đề đạt ý kiến hay lên lãnh đạo. Tuy nhiên, khi đề ra ý
           tưởng phải thận trọng.



                 Đầu tiên, chú ý lựa chọn thời gian và địa điểm thích hợp. Nếu ý
           kiến bạn muốn nêu có tác dụng giúp lãnh đạo giải quyết ngay vấn đề
           cấp bách hiện tại, thì đương nhiên, việc bạn nêu ý kiến ngay lập tức

           nhất định sẽ được đánh giá cao. Hơn nữa, khi lãnh đạo có tâm trạng
           tốt sẽ dễ dàng tiếp nhận ý kiến của bạn. Không chỉ vậy, việc đưa ra
           góp ý với lãnh đạo sẽ tốt hơn nếu không có người thứ ba ở đó, trừ khi
           bạn tin tưởng người đó ủng hộ ý kiến của bạn.



                 Một điều lưu ý là khi góp ý nên tránh làm phiền tới công việc
           thường ngày của lãnh đạo. Cách thông thường sẽ là có hành động
           trước khi có lời nói. Ví dụ, nếu bạn cho rằng lãnh đạo nên thông báo

           cho bộ phận sản xuất chú ý tới phản ánh của khách hàng về chất
           lượng sản phẩm, vậy thì trước tiên bạn nên soạn sẵn một văn bản yêu
           cầu. Nếu bạn hiểu rõ lãnh đạo, thì khi góp ý, bạn có thể đưa ra văn
           bản này. Việc xin chữ kí sẽ dễ hơn nhiều so với việc yêu cầu lãnh đạo

           chủ động ra quyết định bằng văn bản.
   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131