Page 127 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 127

Trong công việc, mắc lỗi là điều khó tránh khỏi, cũng không thể

           tránh khỏi việc bị lãnh đạo phê bình. Khi bị phê bình, chúng ta nên
           vui vẻ, bình thản tiếp nhận, như vậy mới thể hiện thái độ trách nhiệm
           với công việc. Ngoài ra, khi bị phê bình, chúng ta nhất định phải tuân
           thủ một số nguyên tắc sau.



                 Nghiêm túc tiếp nhận lời phê bình


                 Các lãnh đạo thường không lấy việc phê bình người khác làm

           niềm vui cho mình. Khi phê bình, góp ý đều rất thận trọng, không ai
           muốn gây rắc rối với người khác.


                 Thông thường, khi lãnh đạo không hài lòng hoặc trách mắng
           nhân viên cấp dưới đều do một số nguyên nhân, điều này chứng tỏ

           lãnh đạo không vừa ý về một việc nào đó có liên quan đến bạn. Vì vậy,
           khi bị trách mắng, bạn nên nghiêm túc tiếp nhận. Bạn phải chuẩn bị
           tâm lí để lắng nghe lời phê bình. Nói một cách khác, khi lãnh đạo phê

           bình, nếu bạn không nghiêm túc tiếp nhận, không lắng nghe và không
           sửa đổi thì hậu quả có thể sẽ rất tồi tệ. Bởi vì sự không tiếp nhận sẽ
           khiến lãnh đạo cảm thấy họ không có vị trí nào trong mắt bạn.


                 Một nhân viên khi bị lãnh đạo trách mắng, nên cố gắng giữ tâm

           trạng bình tĩnh, ánh mắt nhìn thẳng vào đối phương để thể hiện sự
           tập trung chú ý. Nếu không sẽ khiến lãnh đạo nghĩ rằng bạn không
           nghiêm túc, không chú ý lắng nghe. Sau khi bị phê bình, nếu bạn hiểu

           ra lỗi sai của mình, tốt nhất nên lập tức nghĩ cách sửa sai, chân thành
           xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo. Nếu có cơ hội, sau đó hãy thể hiện
           lòng biết ơn với lãnh đạo.


                 Nếu nhân viên cấp dưới biết lắng nghe và tiếp thu, tích cực sửa

           sai thì đó là chuyện vui với lãnh đạo. Mặc dù bạn sai, nhưng nếu biết
           sửa, lãnh đạo sẽ thấy rằng có thể tha thứ cho bạn.



                 Không tranh luận, cãi lại khi bị phê bình


                 Có khi lãnh đạo sẽ công khai chỉ trích, phê bình cấp dưới trước
           mặt nhiều người, lúc này, cấp dưới sẽ khó tránh khỏi cảm giác khó
           chịu. Đặc biệt là khi bạn cảm thấy lời chỉ trích đó vô lí, bị các đồng

           nghiệp chứng kiến, bạn có thể sẽ mất bình tĩnh và tranh luận, cãi lại
   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132