Page 132 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 132
thiệu được thành phố chúng ta tới du khách, mà còn nêu được xu
hướng phát triển trong tương lai, chúng tôi đều có ấn tượng rất sâu
sắc”. Lời khen thỏa đáng của người phóng viên khiến vị lãnh đạo rất
vui, cách khen này dễ chấp nhận hơn so với việc nói: “Ông rất có khả
năng diễn thuyết” hoặc “Ông nói rất hay”.
Còn khen gián tiếp là sử dụng phương pháp lấy dẫn chứng để
khen. Bạn có thể lấy ví dụ trong báo cáo của lãnh đạo, nêu lên phản
ứng của mọi người sau khi nghe báo cáo để gián tiếp khen ngợi.
Chọn nội dung chính xác
Khi khen lãnh đạo cần nhắm vào điều người đó tâm đắc nhất.
Nếu bạn ca ngợi những việc lãnh đạo không tâm đắc thì sẽ khó tránh
khỏi sự phản cảm. Ví dụ, bạn có thể khen chính sách của lãnh đạo đã
được thực tế chứng minh là hoàn toàn chính xác hoặc một thành công
của lãnh đạo trong thời gian gần đây… Đây chắc chắn là việc mà cấp
trên của bạn rất tâm đắc, rất thích hợp để bạn dành tặng lời khen.
Một vị Cục trưởng nọ rất thích lái xe nên thường tự lái xe và thích
nói về chuyện xe cộ. Một lần, Phong - lái xe của ông bị thương nên
không thể lái được, Cục trưởng đã để Phong ngồi cạnh và tự mình lái.
Lúc đó đúng vào giờ cao điểm, đường đông, nhưng Cục trưởng vẫn
lái xe rất chuẩn, Phong nói: “Cục trưởng, thật không ngờ ông lái xe
tốt như vậy, đường đông mà ông lái rất khéo, còn chuyên nghiệp hơn
cả cánh lái xe.”
Lời khen này khiến Cục trưởng rất vui và càng quý Phong hơn.
Lời khen rõ ràng là có nhiều tác dụng, nhưng nếu khen không
đúng cách thì rất dễ lại hậu quả khôn lường.
Tổng Giám đốc của một công ty nọ đã sử dụng nghiệp vụ và kinh
nghiệm công việc của mình để viết nên cuốn sách Con đường kinh
doanh. Một Giám đốc đã khen: “Anh đi làm ở công ty đúng là một sự
lựa chọn sai lầm. Nếu anh làm công việc nghiên cứu quản lí kinh tế,
tôi tin anh nhất định sẽ trở thành một chuyên gia, sẽ đạt được những
thành quả đột phá.”
Tổng Giám đốc nghe lời khen của Giám đốc thì không hài lòng,
nói: “Ý của anh muốn nói tôi không thích hợp làm Tổng Giám đốc