Page 291 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 291
tôi rất mong ông giúp đỡ.”
Cuối cùng, nhà diễn thuyết đã lựa chọn lời mời thứ hai.
Trong ví dụ này, người đầu tiên nói không có sức thuyết phục,
trong khi người thứ hai đã thể hiện được sự nhiệt tình, và điều quan
trọng là đối phương đã giải đáp hết mọi thắc mắc ngay khi người
được thuyết phục chưa kịp đặt câu hỏi.
Trình tự thuyết phục
Khi thuyết phục đối phương, nhất định phải tuân theo trình tự,
nói rõ từng bước để đạt hiệu quả.
(1) Khiến đối phương chú ý và cảm thấy hứng thú
Để đối phương đồng ý với quan điểm của mình, đầu tiên phải thu
hút sự chú ý của đối phương vào đề tài mình định nói. Sử dụng các
câu nói như: “Chuyện là thế, anh thấy thế nào?”, “Chuyện này sẽ có
ích cho chị”... để thu hút đối phương và khiến họ muốn nghe tiếp.
Đương nhiên, khi làm những việc này, bạn cũng phải chú ý tới
biểu cảm của bản thân, luôn nở nụ cười chân thành, lời nói và hành
động luôn thống nhất. Phải đáp ứng được những điều này thì mới có
thể thuyết phục người khác, khiến họ muốn nghe ý kiến của bạn.
(2) Thể hiện rõ ràng suy nghĩ của bản thân
Năng lực diễn đạt của người thuyết phục sẽ quyết định sự thành
công của người đó. Đối phương có muốn nghe suy nghĩ và kế hoạch
của bạn không, điều này được quyết định bởi khả năng diễn đạt của
bạn có thu hút họ không, có thể lấy ví dụ so sánh để lời nói của bạn
thêm phần sinh động, tạo ấn tương sâu sắc cho người nghe.
Cũng không thể bỏ qua các yếu tố như tốc độ nói, âm lượng nói to
nhỏ, ngữ điệu cao thấp… Ngoài ngôn ngữ, bạn cũng phải có biểu cảm
bổ trợ thích hợp.
(3) Tạo cảm xúc cho người nghe
Khi thuyết phục về một việc gì đó, bạn phải tìm hiểu xem đối