Page 287 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 287
đắt tiền nên Trịnh nhường cho con trai và nói: “Con ăn đi, bố không
thích ăn”. Lúc này, cậu bé tỏ ra rất hiểu chuyện: “Bố ăn đi, sau này
con còn nhiều cơ hội ăn, thậm chí còn có thể được ăn tôm đẳng cấp
hơn.”
Lời thuyết phục của Trịnh với con trai đã đi đôi với hành động
thực tế nên cậu bé dễ dàng chấp nhận và hiểu rằng mình phải luôn
hiếu thảo với cha mẹ.
Vậy tại sao cách thuyết phục này lại có sức mạnh lớn như vậy? Đó
là vì việc nói ra kinh nghiệm thực tế của bản thân dễ khiến đối
phương xúc động, cách thuyết phục này tốt hơn nhiều so với việc chỉ
giảng giải đạo lí.
Khéo léo đặt câu hỏi để thuyết phục
Thông thường, khi thuyết phục đối phương, chúng ta thường
thích nhấn mạnh quan điểm của mình, nhưng làm vậy sẽ khó mang
lại hiệu quả tốt. Thực tế, thuyết phục là khiến đối phương chấp nhận
quan điểm của mình, và điều quan trọng là chấp nhận một cách tâm
phục khẩu phục. Do đó nên sử dụng cách tấn công tâm lí khi thuyết
phục.
Dưới đây là một số cách đặt câu hỏi nhằm tấn công tâm lí thuyết
phục đối phương.
Nêu câu hỏi dẫn dắt
Hãy đưa ra câu hỏi để đối phương bắt buộc phải trả lời “có” hoặc
“có thể”, từ đó dẫn dắt và đạt mục đích thuyết phục. Phương pháp
này chính là cách khiến đối phương biết mình phải làm thế nào trong
khi trả lời câu hỏi.
Trong thời kì sa hoàng thống trị ở Nga, người nông dân Nga vì
chịu nhiều khổ cực nên trong lòng rất căm phẫn. Khi Cách mạng
Tháng 10 giành thắng lợi, đại đa số người dân kiên quyết yêu cầu phá
bỏ cung điện sa hoàng đã từng ở. Rất nhiều nhân viên chính phủ đã
làm công tác ngăn cản, nhưng người dân vẫn không đồng ý. Cuối
cùng, Lenin phải trực tiếp ra mặt thuyết phục. Lenin nói với người