Page 288 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 288

dân: “Đốt nhà cũng được, nhưng trước khi đốt hãy để tôi nói vài câu
           được không?”


                 “Được”



                 Lenin hỏi: “Ngôi nhà sa hoàng ở do ai làm ra?”


                 “Chúng tôi làm ra.”



                 Lenin lại hỏi: “Ngôi nhà chúng ta làm ra, không cho sa hoàng ở,
           nhưng cho đại diện của chúng ta ở được không?”



                 “Được”


                 Lenin lại hỏi tiếp: “Vậy có cần đốt ngôi nhà này nữa không?”



                 Người dân cảm thấy Lenin nói đúng nên đồng ý không đốt nhà
           nữa.


                 Lenin đã dùng phương pháp đặt câu hỏi khiến người dân thoát

           khỏi tâm lí căm phẫn và từ bỏ ý định ban đầu.


                 Đặt câu hỏi vì lợi ích



                 Khi chúng ta phải thuyết phục đối phương rằng việc mà họ làm có
           thể mang lại lợi ích, thì phải dẫn dắt vấn đề căn cứ vào xu hướng phát
           triển sự việc có lợi cho mục đích thực tế, khiến cả hai bên đều giành
           kết quả mong đợi.



                 Thời Tống, có một ông quan tên là Tôn Giác vừa nhậm chức quan
           huyện, ông phát hiện có rất nhiều người dân bị nhốt vào tù do không
           có tiền đóng thuế. Tôn Giác rất đồng cảm với họ, đúng lúc đó, một số

           địa chủ trong vùng muốn chi tiền tu sửa lại đền thờ Phật, họ xin chỉ
           thị của Tôn Giác. Tôn Giác hỏi: “Các ông sửa đền thờ Phật để làm
           gì?”, “Để có phúc”. Tôn Giác nói: “Đền thờ chưa bị xuống cấp, mọi
           thứ còn tốt, nếu dùng số tiền đó giúp những người nghèo đóng thuế

           để họ không phải chịu cảnh tù đầy nữa thì sẽ càng có phúc hơn”. Các
           hộ địa chủ thấy ông nói có lí nên đồng ý. Nhờ vậy mà, rất nhiều người
           nghèo đã được cứu thoát khỏi cảnh nguy nan.



                 Tôn Giác đã đặt câu hỏi dẫn dắt đánh đúng vào tâm lí cầu phúc
   283   284   285   286   287   288   289   290   291   292   293