Page 285 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 285
quen, anh quăng một chiếc giày xuống sàn thì chợt nhớ tới lời người
hàng xóm tầng dưới, vì thế anh nhẹ nhàng để chiếc thứ hai xuống.
Sáng hôm sau, người đàn ông tầng dưới trách anh thanh niên: “Cậu
ném 2 đôi giày một lúc tôi còn ngủ lại được, cậu để lại một chiếc
không ném, hại tôi phải chờ đợi cả đêm để biết cậu ném chiếc thứ hai
vào lúc nào.”
Nghe xong câu chuyện, các nhân viên trẻ đều bật cười, nhưng họ
cũng đồng thời hiểu ra hàm ý trong đó. Về sau, họ đã thay đổi cách
sinh hoạt để không làm ảnh hưởng tới người khác.
Từ hai ví dụ trên có thể thấy, việc khéo léo sử dụng ngôn ngữ ám
thị sẽ mang lại hiệu quả cao trong thuyết phục, khiến người khác vui
vẻ tiếp nhận ý kiến và thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
Thuyết phục bằng lời nói đi đôi với
hành động
Không ai muốn nghe những lời nói sáo rỗng. Chỉ có thực tế mới
chứng minh cho lời nói. Nếu dùng kinh nghiệm thực tế của bản thân
để thuyết phục người khác thì sẽ dễ đạt được mục đích, bởi hoàn
cảnh thực tế của bạn là bằng chứng tốt nhất.
Trong một thời gian, giới chủ xí nghiệp tại thành phố Thượng
Hải, Trung Quốc đã áp dụng luật khám người để tránh tình trạng
công nhân ăn trộm đồ trong nhà xưởng. Một thị trưởng thành phố
sau khi lên nhậm chức đã có ý định sẽ hủy bỏ luật này, tuy nhiên, việc
này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các chủ xí nghiệp.
Do đó, thị trưởng thành phố đã tới gặp ông chủ một nhà máy.
Vừa gặp thị trưởng, ông chủ đã nói: “Thị trưởng muốn tôi bỏ luật
khám người ư? Ngài không giỏi làm ăn như chúng tôi. Mặc dù có luật
khám người rồi mà chúng tôi vẫn bị mất đồ liên tục, nếu bây giờ bỏ
luật thì phải làm sao?”
Thị trưởng biết ý kiến của mình không được chấp nhận nên nói:
“Nói về việc làm ăn thì tôi không bằng ông. Nhưng về việc quản lí
người thì ông không bằng tôi. Tôi đã từng chỉ huy hàng chục nghìn
quân trong cách mạng, ông nói xem tôi có phải là người có kinh