Page 132 - BG LSKT
P. 132
Gọi tên?:
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Quy mô tháp thời Trần ?

Nhỏ hơn, không còn đồ sộ như thời Lý, Chiều cao Tháp thường bằng chu vi của Tháp, nghĩa
là cạnh đáy bằng ¼ chiều cao.
Chiều cao tháp thời Trần ? Thường 9, 13, 14, 15 tầng, cao trung bình 17 – đến 20m.
Mặt bằng :MB tháp thường thấy là hình vuông, đã xuất hiện hình Lục giác như Tháp đá chùa
Bảo Thắng, Quỳnh lâm, hình Bát giác ở tháp 9 tầng chùa Bút tháp ( tháp này nay không còn).
Mặt bằng hình bát giác, lục giác là mô phỏng Bánh xe Pháp luân.
Cấu trúc: cơ bản cũng như tháp thời Lý, được chia làm 3 phần: Đế , Thân, Đỉnh Tháp.
Phần đế (bệ tháp) : Bệ tháp cao gồm một nền 3 tầng giật cấp lớn, mỗi cấp lại được giật nhiều
cấp nhỏ, chiều cao bệ cao hơn trong tỷ lệ tháp so với thời Lý, phía trên là Hình hoa sen. Phần
Thân Tháp: có 13, 14, 15 tầng, mái phân tầng thường hẹp và độ chìa ra ít hơn so với Tháp thời
Lý , Mái đua ra nhờ các gờ gạch giật cấp dần. Chính giữa các mặt ở mỗi tầng đều trổ các các
cửa, nhưng thường là cửa giả - cửa tượng trưng, chỉ có tầng 1 đến tầng 2 là thật. Độ cao tầng
1 thường trội hẳn so với các tầng trên, từ tầng 2 trở đi thì các tầng thu nhỏ dần. Phần đỉnh
tháp: thường là một khối tròn vút nhọn như hình quả bầu.
Trang trí: Trang trí tháp thời Trần đơn giản hơn rất nhiều so với trang trí thời Lý, đường nét
đơn giản, khỏe khoắn nhưng chạm khắc tinh xảo, ít trang trí rườm rà.
Các thành bậc cửa vào là hình tượng sấu và rồng (ví dụ quanh tháp Phổ Minh). Cửa tháp và
các mặt tường trang trí các hình hoa dây không còn thấy những tượng Kim cương đứng gác ở
cửa. Các tầng trên của tháp Phổ Minh thường thấy trang trí chủ yếu trên mặt gạch với những
hình rồng cuộn mây.
Mặt trong tháp có khắc hình đôi rồng chầu mặt trời, hình thức rồng chầu mặt trời thường thấy
trên văn bia của những thời kỳ sau, rồi dần dần thành hình thức trang trí trên nóc Đình đền.
Nghệ thuật trang trí thời Trần?

Gọi tên?: .......................................................................................................................................
+ Tiếp nối nghệ thuật thời Lý, mang đậm chất Phật giáo trong điêu khắc.
Các yếu tố văn hoá Chăm có thể thấy trong hình tượng chim thần điểu Garuda, nhạc công cưỡi
chim, tiên nữ đầu người mình chim...

132
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137