Page 134 - BG LSKT
P. 134
+ Chùa Cói (Vĩnh Phúc) công trình bị phá hủy trong chiến tranh nhưng còn lưu giữ được tư năm 1939
của Trường Viễn Đông Bác Cổ, giúp hình dung toàn bộ kiến trúc ngôi chùa thời kỳ này.
+ Chùa Hội Hạ (Vĩnh Phúc); Chùa Đông Ninh (Hải Phòng) kiến trúc hiện nay mới hoàn toàn.
+ Chùa Hòa Liễu (Hải Phòng) ; Chùa Ngo (Hà Tây) được trùng tu lớn thời Mạc
+ Chùa Nhân Trai (Hải Phòng) niên đại năm 1590, Chùa Trà Phương niên đại năm 1562 (Hải
Phòng), Chùa Thượng (Hà Tây) cuối thế kỷ 16.
+ Nhiều chùa thời Lý Trần lưu giữ được một số di vật qua lần trùng tu thời Mạc nhưng không còn
nhiều như chùa Chúc Thánh (Hà Tây), Chùa Dâu, chùa Bối Khê (Hà Tây). Chùa Dương Liễu (Hà
Tây) . Chùa Đậu (Hà Tây) có từ thời Lý Trần và được trùng tu lớn vào thời Mạc. Chùa Phổ Minh còn
cây tháp đất nung sau chùa, tượng bà chúa Mạc. Chùa Tổng (Hà Tây) . Chùa Thầy (Hà Tây) , Chùa
Trăm Gian (Hà Tây) , Chùa Vĩnh Phệ (Hà Tây).
Đặc điểm ngôi chùa Thời Mạc :
Vị trí, thế đất: Gần sông, giao thông thuận tiện thời đó. Ngôi chùa trở về hòa nhập với xóm
làng, các khu đất được chọn xây dựng chùa rộng rãi, thoáng đãng không xa khu dân cư.
Quy mô: Nhỏ, vóc dáng vừa phải, chùa làng hòa nhập cảnh làng xóm.
Tổ hợp không gian :
+ Được xây dựng tại những khu vực tương đối bằng phẳng, mặt bằng chùa thường dàn trải
theo một trục dọc hoặc hướng vào một tâm điểm.
+ Kiến trúc chính của chùa bố cục theo hình chữ công phổ biến (工), đến cuối thế kỷ 16 kiểu
nội công ngoại quốc(国) xuất hiện và phổ biến.
+ Phía trước có cổng tam quan và sau chùa có gác chuông hai tầng, kiến trúc tách rời độc lập
với khối nhà chính.
+ Thời kỳ này, ngôi tháp nhỏ thường là tháp mộ không đóng vai trò quan trọng trong tổng thể.
Kiến trúc Phật điện:
+ Mặt bằng Phật điện phổ biến là một khối nhà hình chữ công (工), gồm: tòa Thượng Điện thờ
Phật một gian hai chái (còn gọi là hậu cung), tòa Bái Đường , Thiêu hương.
+ Kết cấu các công trình kiến trúc Phật giáo thời Mạc về cơ bản giống với kiến trúc Phật giáo
thời Trần. Bộ vì 4 hàng chân, kèo chồng giường, bảy hiên. Vì nóc có 2 trụ cao đến thời Mạc
ngắn hơn và thay vì bịt ván lá đề thì bịt bán rốn nhện.
5. Trang trí điêu khắc.
Nghệ thuật dân gian phát triển. Đề tài phong phú đa dạng, mang cuộc sống sinh hoạt làng xã

 Nghệ thuật dân gian phát triển. Đề tài phong phú đa dạng, mang cuộc sống sinh hoạt làng xã
vào điêu khắc.

 Tận dụng mọi thành phần kiến trúc để trang trí làm đẹp. Các đầu bẩy, đầu dư, cốn, lá gió…
được biến thành những trang trí vô cùng đẹp mắt với các đề tài như rồng, phượng, sóng nước,
mây lửa, hoặc một số con vật như hổ, hươu, voi, ngựa.

 Các bức chạm về cảnh sinh hoạt của con người như cảnh dắt ngựa cho quan, cầu hiền, cưỡi hổ
báo. Các tượng gắn trên kiến trúc như nhạc sĩ và vũ nữ thiên thần được tạc trên các đòn tay
nhô ra từ đấu ba chạc.

 Lá và hoa sen cũng là một đề tài phổ biến mang tính tinh tế, thanh khiết, chiếc lá sen được
chạm trên nền sóng nước, hoặc làm bệ đỡ

 Tạo hình: đường nét khỏe khắn, hình khối chắc mập, bố cục đăng đối xen với
bố cục tự do, phóng khoáng không bị bó buộc vào quy luật cụ thể nào.

1.8. Kiến trúc chùa thời Lê Trung Hưng – Chúa Trịnh,1537-1788 (Đàng ngoài)
Bối cảnh xã hội, sự kiện đặc biệt ?:
+ Hình thành chế độ Vua Lê – Chúa Trinh song hành, Quyền hành chủ yếu rơi vào tay chúa
Trinh. Nguyễn Hoàng-con trai Nguyễn Kim tiến vào quảng trị, mở rộng lãnh thổ dần dần lập
nên nhà Nguyễn. Đất nước chia 2 vùng Đàng Trong và Đàng Ngoài.

134
   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139