Page 38 - thai binh 7b_in mau Thai Binh (1)
P. 38
đồn Gọc Vòi (Thụy Hưng – Thái Thụy), Em có biết?
Gọc Chợ (Thụy Việt – Thái Thụy) và
cuối cùng quanh vùng ven biển kế sát Trước căn cứ Long Hưng –
cửa biển Tam Giang (sông Thái Bình) Kiến Xương, nhà Trần đã xây
có một hệ thống đồn trại của căn cứ dựng căn cứ vạn Kiếp (Hải
Bát Đụm (Thụy Hồng, Thụy Dũng, Dương), Đông Bộ Đầu (Hà
Thụy Quỳnh, Thụy Trường – Thái Thụy) Nội) và các điểm phòng thủ dọc
do Phạm Ngũ Lão cai quản làm nơi tuyến sông Hồng xuôi về hạ lưu.
luyện tập quân thuỷ bộ…
Căn cứ Long Hưng – Kiến Xương
được xây dựng góp phần giúp nhà Trần thực hiện có kết quả kế sách
“Dĩ đoản chế trường”, dùng ít, địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh.
?
1. Vì sao nhà Trần sớm có ý thức xây dựng vùng đất Thái Bình thành
hậu cứ?
2. Trình bày vai trò của căn cứ Long Hưng – Kiến Xương đối với nhà
Trần trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên.
c) “Nếu trận này không thắng, ta quyết không trở lại bến sông này nữa”
Để chuẩn bị cho trận chiến Bạch Đằng (1288), Quốc công Tiết chế
Trần Hưng Đạo nhiều lần ngược xuôi sông Hoá, sông Luộc theo lối cửa
Tam Giang về căn cứ Bát Đụm (Thụy Hồng, Thụy Dũng, Thụy Quỳnh,
Thụy Trường – Thái Thụy). Nhiều người tìm tới xin đầu quân. Bà Đào
Thị Từ Nha (Tu Trình, Thụy Trình, Thái Thụy) có sáu người con trai tham
gia chống giặc sau đều hi sinh, được phụng thờ ở đình làng. Sau khi tập
hợp thêm được lực lượng, Trần Hưng Đạo liền làm lễ tế cờ, kéo quân
ngược sông Hoá, lấy quân lương, vũ khí ở căn cứ A Sào để hội quân
ở cửa sông Bạch Đằng. Quân đi đến đâu, dân đều úy lạo và tiễn đưa.
Nước thuỷ triều xuống, bộ binh, kị binh lần lượt qua sông Hoá sang các
lộ Hải Đông (Hưng Yên, Hải Dương) rồi tiến lên phía Bắc. Voi chiến của
Trần Hưng Đạo vì quá nặng đã bị thụt lầy, nước triều dâng, voi càng giãy
càng chìm. Dân làng và binh sĩ tìm mọi cách vẫn không cứu được voi.
Trần Hưng Đạo đành bỏ voi lên ngựa, tiếp tục hành quân. Voi rống lên,
38