Page 35 - thai binh 7b_in mau Thai Binh (1)
P. 35
biển Đại Bàng; mùa hạ năm Giáp Thìn (1064), nhà vua xây hành cung ở
cửa biển Bố Hải, mùa xuân năm Ất Tỵ (1065), vua ra hành cung Bố Hải cày
ruộng tịch điền; mùa thu năm Canh Thìn (1080) vua Lí Nhân Tông ngự ra
Phù Nhân xem gặt,…
Tổ tiên nhà Trần từ nghề đánh cá đã chọn miền Hải Ấp (nay thuộc huyện
Hưng Hà) lên bờ định cư, lập nghiệp. Từ vùng đất này, họ Trần đã sinh ra
những anh tài, kiệt hiệt, nhờ phát nghiệp nông trang mà trở nên giàu có,
từng bước tiến thân vào vũ đài chính trị. Thế kỉ XIII, nhà Trần chú trọng
việc đào sông, đắp đê và đẩy mạnh khai hoang, mở lộ. Đê Đỉnh Nhĩ ven
sông Hồng, cột mốc Đa Bối và chứng tích gia phả ở Thái Ninh, Kiến Xương
là những chứng tích còn lại. Hệ thống làng xã đã cơ bản ổn định, có đồng
đất tốt tươi, dân tình trọng hậu.
c) Văn hoá
Về tôn giáo, tín ngưỡng cư dân
Thái Bình có tục thờ cúng tổ tiên.
Đến thời Lí, Trần đạo Phật thịnh
hành ở các làng, nhân dân xây
dựng nhiều chùa thờ Phật như
chùa Báo Quốc (Lưu Xá, Canh
Tân, Hưng Hà). Từ cuối thời Trần
sang thời Lê sơ, đạo Nho thịnh đạt,
Hình 5. Chùa Keo ở các làng, nhân dân dựng đình để
thờ thành hoàng làng.
Về giáo dục, thời kì này Thái Bình
có nhiều vị đỗ đại khoa. Tiêu biểu
là nhà thơ Phạm Nhữ Dực (Quỳnh
Phụ) thi đỗ làm chức Giám hộ ở
Tân An (Quảng Ninh) thời Trần –
Hồ. Thời Lê sơ có Nguyễn Thành
(Đông Hưng), Quách Đình Bảo,
Quách Hữu Nghiêm (Thái Thụy).
Hình 6. Đình làng
35