Page 34 - thai binh 7b_in mau Thai Binh (1)
P. 34
vùng ven biển, ven sông được
chú trọng, nhiều làng làm nghề
đánh cá.
Trên vùng đất Thái Bình,
nhiều ngành nghề thủ công
xuất hiện từ sớm như dệt chiếu
làng Hới (Hưng Hà), kéo tơ, dệt
lụa ở Bộ La (Vũ Thư), Phong
La (Hưng Hà), nghề chạm bạc
ở Đồng Xâm (Hồng Thái – Hình 3. Khung cửi làng dệt
Kiến Xương)…
Sự phát triển triển của kinh
tế nông nghiệp và thủ công
nghiệp đã thúc đẩy thương
nghiệp phát triển sớm. Các chợ
ở làng xã trở thành trung tâm
trao đổi, buôn bán, họp theo
phiên, nhân dân đến đổi chác,
mua bán sản phẩm hàng tiêu Hình 4. Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
dùng. Trong các thế kỉ này chưa
có phố phường, đô thị hay trung tâm thương nghiệp nên chợ đóng vai trò
rất quan trọng với đờii sống của cư dân vùng nông thôn Thái Bình.
Em có biết?
Thế kỉ thứ X, tướng quân Trần Lãm chọn trung tâm cát cứ ở vùng đất Bố
Hải Khẩu (từ phía nam sông Luộc kéo dài xuống vùng ven biển Nam Định,
trung tâm là thành phố Thái Bình ngày nay) vì nơi đây ruộng tốt, người
đông và là một trong những trung tâm giao lưu với cảnh “trên bến dưới
thuyền”.
Vùng đất Thái Bình được các vua Lí đặc biệt quan tâm. Mùa xuân năm
Mậu Dần (1038), vua Lí Thái Tông ngự ra Bố Hải Khẩu cày ruộng tịch
điền; mùa đông năm Đinh Dậu (1057), vua Lí Thánh Tông ngự đến cửa
34