Page 36 - thai binh 7b_in mau Thai Binh (1)
P. 36
Đặc biệt, thời vua Lê Thánh Tông
có Đoàn Huệ Nhu – còn gọi là Phạm
Như Huệ (Hưng Hà) là nhà thơ duy
nhất của Thái Bình là thành viên hội
Tao Đàn (hội thơ văn đầu tiên của
nước ta thành lập năm 1495).
Về lễ hội, cư dân Thái Bình thời kì
này sinh sống trong các làng – nơi
nuôi dưỡng, gìn giữ các phong tục
tập quán của làng. Hội làng là hình
thức văn hoá phổ biến ở hầu hết các
làng. Lễ hội từng làng vừa mang đặc
trưng chung của văn hoá xóm làng
người Việt, vừa mang đặc điểm riêng
của từng cộng đồng dân cư. Chính
từ lễ hội làng, các loại hình nghệ
thuật đặc sắc đã ra đời và phát triển
như múa rối nước ở làng Nguyên
Xá, hát chèo ở làng Khuốc, …
? Đọc thông tin trong bài, hay cho biết tình hình chính trị, xã hôi, kinh tế
và văn hoá của vùng đất Thái Bình trong các thế kỉ X – XVI. Vì sao vùng
đất Thái Bình được xác định là chỗ cho Nhà nước về kinh tế?
2. Một số sự kiện, dấu ấn quan trọng của Thái Bình từ thế kỉ X
đến thế kỉ XVI
a) Các điền trang thái ấp ở Thái Bình
Thái Bình là quê hương phát tích, khởi nghiệp của vương triều Trần. Từ
rất sớm, nhà Trần đã ban phong nhiều điền trang, thái ấp cho các vương
hầu thân tộc. Thái ấp ở nơi đây của Thái uý phụ chính Trần Tự Khánh ở
Cả Lũ, Thần Khê (Thanh Long, Đông Hưng); của Phụng Càn vương Trần
Liễu ở A Sào (An Đồng, An Thái, Quỳnh Phụ); của Tướng quốc Trần Nhật
Hiệu ở Dương Xá (Tiến Đức, Hưng Hà); của vợ chồng Thái sư Trần Thủ
36