Page 37 - thai binh 7b_in mau Thai Binh (1)
P. 37
Độ và Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung ở Phú Ngự (nay thuộc xã Liên
Hiệp, Hưng Hà, của bà Muối 3 (Đệ tam cung phi của Trần Anh Tông) ở
trang Quang Lang (Thụy Hải, Thái Thụy),… Đặc biệt, ba anh em Nguyễn
Nghiễm, Nguyễn Siêu; Nguyễn Việt do có công đi sứ được Trần Thánh
Tông ban cho 123 mẫu 11 sào ở Đa Bối (di vật “Mộc Bài Đa Bối” phát hiện
năm 1962), nay thuộc Bái Thượng, xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy để
chia nhau khẩn hoang cày cấy. Dân nghèo, binh lính, nô tì, tù nhân,… đưa
về khai khẩn đất hoang, cư ngụ lâu dài trong các điền trang, thái ấp, thôn
ấp, thời bình lao động sản xuất, khi có chiến tranh trưng dụng làm hương
binh, làm lính để trở thành nguồn lực dự trữ dồi dào ngay tại địa phương
Thái Bình.
? Em có nhận xét gì về các điền trang, thái ấp của nhà Trần ở Thái Bình.
b) Phòng tuyến Long Hưng – Kiến Xương thời Trần
Nhà Trần đã sớm ý thức được việc xây dựng vùng đất Thái Bình trở
thành hậu cứ, tuyến phòng thủ an toàn, đặc biệt trong công cuộc chống
giặc ngoại xâm.
Long Hưng đã được xây dựng thành một hậu cứ an toàn cho toàn bộ
gia quyến hoàng tộc, quần thần và trở thành nơi chuẩn bị hậu cần, góp
phần quyết định vào thắng lợi của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần
thứ nhất (1258), theo kế sách của Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung.
Cho đến trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai
(năm 1285), nhà Trần còn thiết lập cả một căn cứ phòng tuyến vững chắc
trên đất Long Hưng – Kiến Xương với một hệ thống rào luỹ, cọc chắn,
đồn binh. Phòng tuyến được xây dựng bám theo dòng chảy của sông
Luộc, sông Hoá, từ ngã ba xã Điệp Nông (Hưng Hà) ra đến tận cửa biển.
Hàng loạt các căn cứ được xây dựng để tập trung quân lương như Đào
Động, Lộng Khê, Tô Đê, A Sào (Quỳnh Phụ) do Phạm Ngũ Lão cai quản
và là đại bản doanh để Trần Hưng Đạo thường xuyên lui tới chỉ đạo. Trần
Hưng Đạo còn bí mật xây dựng một hành cung tại Lưu Đồn – gọi là cung
“Trần Vương dã ngoại” (Thụy Hồng – Thái Thụy) làm nơi qua lại của các
vua Trần khi đất nước có biến. Ngoài ra còn có các căn cứ Phụ Phượng,
Tô Đê (Quỳnh Phụ), xuôi tiếp về phía đông chặn một khúc sông Hoá có
37