Page 39 - thai binh 7b_in mau Thai Binh (1)
P. 39
ứa nước mắt nhìn theo. Xúc động trước sự nhiệt tình của người dân, cảm
kích trước cái nghĩa của voi, Trần Hưng Đạo tuốt gươm trỏ xuống dòng
sông Hoá mà thề rằng “Nếu trận này không thắng, ta quyết không trở lại
bến sông này nữa”. Dân trong vùng dựng tượng voi, lập đền thờ và gọi
bến sông đó là Bến Tượng (Bến Voi).
? Theo em, câu nói “Nếu trận này không thắng, ta quyết không trở lại bến
sông này nữa” của Trần Hưng Đạo thể hiện điều gì?
d. Cư dân Thái Bình góp sức chống quân Minh
Để góp sức chống quân Minh, tại vùng ven biển thuộc phủ Tân Hoá
(Thái Thụy ngày nay) nhiều thủ lĩnh, hào kiệt và nghĩa binh sau khi nổi
dậy đã sớm tìm về Lam Sơn: hai anh em Lí Hựu và Lí Thị Phương cùng
500 dân binh vừa chiêu mộ được ở Vị Giang (Vị Dương, Thái Hồng, Thái
Thụy), các vị trưởng lão hai họ Ngô, Lê với hàng chục người trong gia tộc
và một số trai tráng của làng Bao Ngạn (Bao Hàm, Thụy Hà, Thái Thụy,
hào trưởng Nguyễn Viết Đức dẫn theo bốn người con và hàng chục dân
binh ở An Định (làng Giành, Thụy Văn, Thái Thụy)… đều được Lê Lợi tiếp
đón, giao nhiệm vụ trở lại địa phương sắm sửa vũ khí, chiêu tập thêm ng-
hĩa quân chờ lệnh. Lê Thị Ngọc Dung - một cô gái xinh đẹp, văn võ song
toàn ở Bao Ngạn được Lê Lợi quý mến nhận làm con nuôi. Hai anh em
họ Lí sau hi sinh tại cửa Hải Tây trong một trận giao chiến dữ dội nhằm
mở đường máu giải vây cho căn cứ Lam Sơn và đưa Lê Lợi ra ngoài an
toàn, được truy ban quốc tính (đổi thành họ Lê) sau khi Lê Lợi lên ngôi.
Sắc phong cho Lê Hựu là Hiền Hựu thần sư linh ứng Đại vương và Lê Thị
Phương là Hải Tây Phương Dung anh linh công chúa, cấp lộc điền để dân
Vị Giang lập miếu thờ. Lê Thị Ngọc Dung hi sinh tại cửa Diêm Hộ (Diêm
Điền, Thái Thụy) khi đang làm tướng tiên phong hướng đạo cho cánh
quân của Bùi Bị chặn viện binh của giặc và tiến lên hội quân vây thành
Đông Quan.
?
Kể tên các nhân vật lịch sử ở Thái Bình đã tham gia cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn. Họ đã có đóng góp gì cho cuộc kháng chiến chống quân Minh
của Lê Lợi?
39