Page 173 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 173
173
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.222.
Tháng 4, ngày 4
Ký bút danh Mộng Liên, Nguyễn Ái Quốc viết bài Về sự bất công gửi báo Thanh
niên đăng trên mục Dành cho phụ nữ.
Tác giả đã dẫn lời của Khổng Tử, Mạnh Tử, cách ví von của người Trung Quốc và
câu nói cửa miệng của người Việt Nam về thân phận của người phụ nữ đã bị hạ thấp
tột bậc và không được hưởng chút quyền gì trong xã hội và trong gia đình. Và đặt
ra một câu hỏi lớn:
"Hỡi chị em! Vì sao chị em lại phải chịu sự áp bức bất công này?".
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 448.
Tháng 5, sau ngày 14
Nguyễn Ái Quốc nhận được thư của Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân do Phó Tổng
thư ký Đômban, Trưởng ban Phương Đông Vônhêxienxki và Thư ký tổ chức
Oóclốp, thay mặt ký tên.
Thư báo cho biết đã nhận được các thư của Nguyễn Ái Quốc đề ngày 13-1-1926, 3-
2-1926, và 8-3-1926 với hai số báo Nông dân và những bài cắt của Quảng Châu
báo nói về tình cảnh nông thôn Quảng Đông. Đoàn Chủ tịch muốn biết tình hình
phong trào nông dân Sơn Đông sau khi gia nhập Quốc tế Nông dân và yêu cầu
Nguyễn Ái Quốc gửi cho một thông báo chi tiết về tình hình các tỉnh Quảng Tây,
Quý Châu và về kế hoạch tổ chức nông dân.
Thư còn yêu cầu Nguyễn Ái Quốc gửi cho Đoàn Chủ tịch "vào chuyến thư sắp
tới" Cương lĩnh của Quốc dân Đảng về vấn đề nông dân, những nghị quyết, những
biên bản của Đại hội II Quốc dân Đảng về công tác nông thôn.
- Bút tích bức thư. Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
Tháng 6, ngày 3
Nguyễn Ái Quốc gửi báo cáo cho Quốc tế Cộng sản (Báo cáo của Đông Dương) về
những công việc đã làm cho Đông Dương từ khi Người đến Quảng Châu, như tổ
chức được một tổ bí mật, một Hội liên hiệp nông dân của những người Việt Nam
sống ở Xiêm, một tổ thiếu nhi, một tổ phụ nữ cách mạng, một trường huấn luyện
chính trị, xuất bản tờ báo Thanh niên...
Báo cáo cũng nhắc đến Hội liên hiệp các thuộc địa ở Pari, về hai tờ báo Le
Paria (viết bằng tiếng Pháp) và Việt Nam hồn (viết bằng tiếng Việt), và nhờ tổ chức
liên lạc giúp với Nguyễn Thế Truyền gửi các báo đó cho Nguyễn Ái Quốc. Ngoài
ra, còn nhờ nhắc hiệu sách của Đảng gửi cho Người các báo L'Humanité, La
Vie Ouvrière và Tập san Inprekorr bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 223-224.
Tháng 7, ngày 22