Page 177 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 177

177

                   - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 462-465.

                   Tháng 11, ngày 28

                                                       9)
                   Bài viết Người An Nam ở Xiêm   của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Thanh niên,
                   số 71.

                   Tác giả đã điều tra và cho biết về số lượng, về tín ngưỡng, về nghề nghiệp, về thân
                   phận của 3 vạn dân Việt đã "lưu ly thất sở, tan cửa tan nhà, phải bỏ quê cha đất tổ,
                   dạt ra đất khách quê người" kể từ ngày thực dân Pháp xâm chiếm nước ta.

                   Nhận xét chung về người An Nam ở Xiêm khi đó, Nguyễn Ái Quốc phải thốt lên:
                   "Tình cảnh người mình như vậy đều là lưu lạc quê người, cứ kể bình thường thì
                   người An Nam ở Xiêm trông thấy nhau nên thương yêu nhau, giúp nhau là phải,
                   nào ngờ vẫn giữ lấy thói dã man nào lương giáo giết nhau, lợi hại tranh nhau, lừa
                   đảo nhau, chém giết nhau đến nỗi đem nhau đi kiện cáo cho Xiêm, Lào sỉ nhục. Vì
                   một tính không biết đoàn thể, đã đến nỗi bỏ nước mà đi, lại còn vẫn không giác ngộ
                   thế thì sao còn trách người Xiêm nó khinh, nó chửi. Nói ra thật đau lòng".
                   - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 455-456.

                   Tháng 12, ngày 10

                   Trong bài thứ ba viết về Các sự biến ở Trung Quốc của đặc phái viên của chúng
                   tôi, về tình hình ngoại giao, Nguyễn Ái Quốc cho biết các cường quốc nước ngoài
                   vẫn "tiếp tục quan hệ với một chính phủ mà quyền hạn không vượt quá các tường
                   thành của Bắc Kinh, một chính phủ chỉ có cái tên, mà lý do duy nhất tồn tại là sự
                   công nhận ngoại giao của các cường quốc". Tuy nhiên, lập trường nào của họ đã có
                   sự thay đổi, họ "có thể ký với Chính phủ Quốc dân một thứ tạm ước, chẳng hạn
                   thừa nhận nó bình đẳng với Chính phủ Bắc Kinh".

                   Nguyễn Ái Quốc còn cho biết, theo dư luận của báo chí, trước sức tiến công của
                   Quân Quốc dân, nhiều nơi như ở Hán Khẩu và Thượng Hải đã lấy cớ "cứu tính
                   mạng và của cải người nước ngoài bị đe doạ" để yêu cầu các cường quốc can thiệp.

                   Mặc dù vậy, Nguyễn Ái Quốc vẫn nhận định: "Cho đến nay, các sự kiện đã diễn ra
                   theo kế hoạch Chính phủ định ra và kế hoạch ấy được thực hiện dễ dàng là do dân
                   chúng nông thôn tận tình, do có sự đồng lòng giữa những nhà chức trách dân sự và
                   quân sự, do lòng mong muốn chung góp phần cải tổ lại nước Trung Hoa. Cho đến
                   nay, chưa bao giờ dân chúng Trung Quốc lại nêu một tấm gương về sự đoàn kết dân
                   tộc, về chính trị, tốt đẹp đến như thế...".
                   - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 466-469.

                   Tháng 12, ngày 12

                   Bài viết của Nguyễn Ái Quốc, nhan đề Bà Trưng Trắc, ký bút danh H.T., đăng trên
                   báo Thanh niên, số 73.

                   Sau khi thuật lại cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, tác giả bình
                   luận: "Can đảm thay! Phận thuyền quyên vì nước quên mình! Tuy chỉ trong 3-4
                   năm nhưng cũng đủ làm cho bọn tu mi quân giặc mất vía". Và kêu gọi:
   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182