Page 181 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 181
181
Mặc dù thiếu thời gian và tiền, nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí người Nga và An
Nam, chúng tôi đã có thể: 1) Đưa 75 thanh niên An Nam đến học ở Trường tuyên
truyền do chúng tôi tổ chức ở Quảng Châu, 2) Xuất bản 3 tờ tuần báo nhỏ, 3) Phái
những người tuyên truyền vừa mới được đào tạo về Xiêm, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và
Nam Kỳ, 4) Thành lập một liên đoàn cách mạng do một uỷ ban gồm 5 uỷ viên ở
Quảng Châu lãnh đạo, liên đoàn đã bắt rễ khắp nơi trong tất cả các xứ Đông Dương
đó.
Tuy nhiên việc đi lại của các sinh viên và tuyên truyền viên, việc tổ chức các lớp
học, v.v. tốn kém nhiều tiền (cho mỗi sinh viên từ Đông Dương đến Quảng Châu và
trở về, chúng tôi chi hết 200 đôla). Vả lại sự giúp đỡ tài chính của các đồng chí
không đều đặn và khó nhận nên tôi không thể tiếp tục làm như vậy được. Vì thế
những đồng chí người Nga ở Quảng Châu đã tán thành dự kiến đi Mátxcơva để xin
tiền của tôi.
Khi đoàn Đại biểu Quốc tế Công nhân đến Quảng Châu, đồng chí Đôriô (đại diện
Đảng Cộng sản Pháp), đồng chí Vôlin (đại diện những đồng chí người Nga ở Quảng
Châu) và tôi, chúng tôi đã chuẩn bị và gửi Ban phương Đông một kế hoạch công tác
và một dự án tài chính. Cho đến ngày 5 tháng 5, tôi không nhận được câu trả lời về
vấn đề đó, cũng không nhận được chỉ thị nào khác.
1)
2) Khi cuộc đảo chính nổ ra , 3 trong 5 uỷ viên của Uỷ ban Đông Dương chúng tôi
bị bắt giữ, tôi suýt bị bắt, tướng Lý Tế Thâm có quan hệ mật thiết với bọn đế quốc
Pháp ở Đông Dương và ở Hạ Môn, một đồng chí người Nga duy nhất có trách nhiệm
lúc đó đang ở Quảng Châu cũng không thể giúp đỡ được chúng tôi, hoặc cho một
lời khuyên nào, thậm chí ngừng trả tiền cho tôi với tư cách là người phiên dịch.
Không thể làm gì được, trụ sở của chúng tôi bị cảnh sát đến khám xét và giám sát.
Khi đó, tôi chỉ còn cách là phải chọn gấp giữa hai con đường hoặc là để bị bắt hay
tiếp tục qua Mátxcơva về công tác ở Xiêm.
3) Chính trên tàu từ Thượng Hải đến Vlađivôxtốc, đồng chí Đôriô đã gặp tôi và đề
nghị trước khi đi Xiêm, hãy đến Pari đã. Đồng chí nói để đồng chí sẽ hỏi Ban Chấp
hành.
Ở Vlađivôxtốc, đồng chí Vôitinxki từ Trung Quốc đến sau tôi vài ngày, đã đề nghị
tôi quay trở lại Thượng Hải.
Như vậy, vấn đề đặt ra với tôi là: tôi phải theo đề nghị nào chứ không thể nhận cả
hai đề nghị cùng một lúc. Tôi phải đi đâu, Xiêm hay Thượng Hải ? Công tác của tôi
ở nước nào cần hơn cả ? Phải chăng chúng tôi sẽ thử tổ chức một số lính An Nam ở
Thượng Hải (vả lại theo họ nói với tôi thì họ đã sẵn sàng trở về nước) và bỏ lại tất
cả công việc đã được bắt đầu ở Đông Dương ?
Vấn đề đó do các đồng chí quyết định. Tôi chỉ được phép nói quan điểm của tôi như
sau:
Dù rằng về bản thân và về mặt vật chất thì đối với tôi, tôi ở Thượng Hải sẽ tốt hơn
nhiều, nhưng tôi muốn đi Xiêm hơn. a) Vì công tác trong binh lính An Nam ở
Thượng Hải chắc chắn là rất hay, song công việc hoặc nói cho đúng hơn là sự tiếp