Page 185 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 185
185
Tất cả những "vị dân biểu" này chỉ có tiếng nói tư vấn thôi. Các vị dân biểu Trung
Kỳ thì mỗi năm hội họp một lần và lúc nào họp là do khâm sứ quyết định. Thậm chí
họ không có lấy một phòng họp, hay một phòng để làm việc. Mỗi một kỳ họp đều
do một viên chức người Pháp chủ toạ. Nhưng cái đó vẫn không làm cho các vị đại
biểu An Nam đáng thương ấy rụt rè lên tiếng và phát hiện ra được những điều khá
bổ ích.
1)
Trong kỳ họp hồi tháng 8, "người phát ngôn" của Viện dân biểu Trung Kỳ đã tuyên
bố:
"Chúng tôi không có phòng để làm việc, không có ngân sách, không có gì hết. Năm
ngoái, thậm chí chúng tôi cũng không có cơ hội nào để thảo luận được. Trong số
hàng trăm yêu sách của chúng tôi, không một yêu sách nào được thực hiện cả...
"Chính bản thân các đại biểu cũng không có quyền ăn nói, thử hỏi trong những điều
kiện như vậy, làm thế nào mà họ lại có thể giúp đỡ được người khác? Thế mà nhân
dân lại tin rằng chúng tôi có quyền tham gia giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến
đất nước nên trông mong nhiều ở chúng tôi... Tờ thông tri tháng 2 vừa rồi của Chính
phủ thuộc địa đã hoàn toàn làm mất hết phẩm cách của chúng tôi, nên chúng tôi
không thể làm được một việc gì cả. Thật là nhục nhã và buồn thảm biết bao!...
"Với những thủ đoạn đàn áp của Chính phủ sử dụng trong tất cả mọi cơ hội, thì tất
phải có an ninh và trật tự. Thế mà chẳng có kết quả gì. Các cuộc rối loạn vẫn liên
tiếp nổ ra... Nhiều người An Nam đã bị hành hạ, truy nã, bắt giữ và cầm tù vì tội đã
đọc báo chí đã có phép của sở kiểm duyệt. Cả nhà đều bị phạt nếu người nhà phạm
một tội là phát biểu trong một cuộc họp. Trẻ em chỉ không đi học một buổi là bị đuổi
và như thế là suốt đời bị dốt nát... Vì trung thành với lợi ích của nhân dân, mà một
số đại biểu đã bị thoá mạ trước công chúng...".
Viên khâm sứ đã trả lời một câu tinh tế. Ông ta trình bày chương trình của Chính
phủ thuộc địa, chương trình đó có thể tóm tắt như sau: "Hỡi dân An Nam! Các người
hãy nhẫn nhục mà chịu đựng" và ông ta nói: "Sau khi Chính phủ đã trình bày rất rõ
ràng và dứt khoát rồi, nếu các ông còn ngần ngại không chấp thuận hoặc nếu các
ông phản đối lại mà không có lý do căn bản, thì Chính phủ sẽ tin rằng các ông không
thiết gì đến tương lai của xứ này... Các ông nên biết rằng, muốn văn minh và tiến
bộ, thì phải có kỷ luật và phải tôn trọng chính quyền đã được thiết lập".
ĐÓI, DỊCH TẢ, THUẾ KHOÁ, V.V..
Dân số Đông Dương giảm đi nhanh chóng vì nạn đói kém, dịch tả và... chủ nghĩa đế
quốc Pháp.
Số người chết so với số người sinh ra nhiều hơn gấp bội. Số trẻ em chết thật là khủng
khiếp. Ta hãy lấy thành phố Hải Phòng làm thí dụ. Theo thống kê hồi tháng 7-1927,
trong thành phố này, người An Nam sinh được 147 trẻ. 81 là con trai và 66 là con
gái. Cùng trong thời gian đó, có 204 người chết, trong đó có 84 là trẻ em. Trong số
147 trẻ em mới đẻ, chỉ còn sống được 63 em!
Để chứng minh rõ rằng vì nghèo khổ mà người An Nam bị chết nhiều, chúng ta hãy
so sánh những thống kê về số người sinh ra và chết đi giữa người nước ngoài và