Page 179 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 179
179
phủ Quốc dân, chính phủ duy nhất xứng đáng với cái tên ấy tồn tại ở Trung Quốc,
được xem như là chính quyền duy nhất có thể nói chuyện được".
Nguyễn Ái Quốc cũng nêu một trong những lý do khiến dư luận nước ngoài đã có
sự đánh giá khác về Chính phủ Quốc dân chỉ sau một năm:
"Dư luận nước ngoài nhận thấy rằng Quốc dân Đảng thực sự mong muốn lợi ích
cho Trung Quốc và Chính phủ Quốc dân thành thực mong muốn đạt điều đó.
Người nước ngoài nhận thấy rằng sau một năm thành lập Chính phủ Quốc dân ở
Quảng Châu và ở các tỉnh, sự kiểm soát của những người dân tộc chủ nghĩa lan ra
dần dần, những biện pháp về chính trị và hành chính thực sự nhằm mục đích thiết
lập ở Trung Quốc một chính phủ của dân, do dân và vì dân, theo ba nguyên tắc lớn
của người sáng lập Quốc dân Đảng".
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 475-479.
Trong năm
Từ năm 1923 đến năm 1926, căn cứ vào những sự kiện có thật, bằng lời văn châm
biếm sâu sắc mang tính chiến đấu mạnh mẽ, Nguyễn Ái Quốc viết một loạt bài bằng
tiếng Pháp, bóc trần bộ mặt tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương trên mọi lĩnh
vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Các bài viết cũng đồng thời phản
ánh phong trào đấu tranh cách mạng ở Đông Dương và vạch ra con đường đúng đắn
cho cách mạng Đông Dương là gắn chặt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc
đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản.
Năm 1962, các bài viết nói trên được tập hợp thành cuốn sách lấy tên là Đây "công
lý" của thực dân Pháp ở Đông Dương!, do Nhà xuất bản Sự thật xuất bản lần đầu
tiên bằng tiếng Việt, nội dung cuốn sách gồm các vấn đề:
- Nước Việt Nam dưới con mắt người Pháp.
- Tâm địa thực dân.
- Đông Dương khổ nhục.
- Đời sống kinh tế.
- Độc quyền ăn cướp.
- Chế độ nhượng quyền và những kẻ được nhượng quyền.
- Những thảm hoạ của nền văn minh Pháp.
- Các quan cai trị.
- Ăn bám và hỗn độn.
- Những tội ác của chủ nghĩa quân phiệt.
- Tạp dịch hay là khổ sai.
- Công chính.
- Thuế khoá.