Page 176 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 176
176
6)
sông, đào đường bị nước độc mà chết. Nó bắt đi lính đi làm nô lệ bên các xứ đen mà
chết. Nay nó lại nhận chìm cả xứ!
Đồng bào ơi! Mau mau dậy cứu lấy nòi!
Kẻo mà Nam Việt đi đời nhà ma!".
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 451.
Tháng 11, ngày 13
Từ Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc với tư cách "đặc phái viên" của báo, viết bài đầu
tiên trong loạt bài Các sự biến ở Trung Quốc của đặc phái viên của chúng tôi gửi
về cho báo L'Annam, một tờ báo xuất bản bằng tiếng Pháp ở Nam Kỳ do ông Phan
Văn Trường làm chủ nhiệm.
Bài viết thông báo về những thắng lợi đầu tiên của Quân cách mạng Quốc
7)
dân trong cuộc Bắc phạt do Tôn Trung Sơn phát động nhằm mở rộng thành quả
cách mạng trong phạm vi cả nước, về những lục đục phe phái trong nội bộ chính
quyền Bắc Kinh, về thái độ của các cường quốc nước ngoài với Quảng Châu.
Nói về nhiệt tình của dân chúng đối với Chính phủ Quốc dân, Nguyễn Ái Quốc
nhận xét: "Sự nồng nhiệt của nhân dân chứng tỏ người Trung Quốc biết ơn dường
nào vị lãnh tụ vĩ đại quá cố đã khơi dậy nơi họ ý chí tự giải phóng khỏi ách áp bức
về ngoại giao mà bây giờ không gì có thể biện hộ được".
Về quan hệ giữa các cường quốc với Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc nhận định: Họ
"không phải là chính thức thừa nhận Chính phủ Quốc dân ở Quảng Châu mà là thực
hiện một kế hoạch nhằm làm suy yếu Trung Quốc và đặt nước này dưới sự thống
trị hoàn toàn của ngoại bang (...). Mưu mô này nhất định đã được Chính phủ Quốc
dân nhận thấy, và những biện pháp thoả đáng đã được áp dụng để ngăn chặn việc
thực thi này.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 458-461.
Tháng 11, ngày 20
Nguyễn Ái Quốc viết bài thứ hai về Các sự biến ở Trung Quốc của đặc phái viên
của chúng tôi. Ngoài việc thông báo phía Chính phủ Quốc dân "sự kiện nổi bật
trong tuần qua là việc cải tổ cuối cùng hệ thống cai trị ở cấp tỉnh tại tỉnh Quảng
Đông", bài viết tập trung nói về những khó khăn bế tắc của chính quyền Bắc Kinh,
đặc biệt là tình hình tài chính đã không đủ để chi tiêu cho quân sự, về những chia
rẽ sâu sắc và phân hoá giữa các tướng lĩnh quân phiệt.
Nhận xét về diễn biến của chiến tranh, Nguyễn Ái Quốc viết: "Thái độ của dân
chúng các tỉnh rõ ràng là thuận lợi cho Chính phủ Quốc dân... Thái độ đúng đắn của
dân chúng quốc gia, lòng yêu nước và sự trong sạch của các thủ lĩnh dân sự và quân
sự, sự đoàn kết giữa họ, lòng mong muốn thành thật và rõ ràng của họ là vì lợi ích
chung, tất cả những cái đó làm cho dư luận dân chúng ủng hộ Chính phủ Quốc
dân... Họ không bỏ lỡ cơ hội nào để chứng tỏ cảm tình của mình đối với Quân giải
phóng" .
8)