Page 175 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 175
175
"Sự nghiệp cách mạng rộng lớn và khó thực hiện; nó không thể do một người hay
một nhà làm mà tốt được. Cách mạng của các nòi giống có mục đích là giải phóng
các dân tộc yếu, sau tiến lên làm cách mạng thế giới, sẽ giải phóng toàn nhân loại
khỏi ách đế quốc chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa". Để hoàn thành vẻ vang vai trò
này, người cách mạng kiểu mẫu phải có đầy đủ và thực hiện tốt những điều đó.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 449-450.
Tháng 9
Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ lấy tên là Vương đã giao nhiệm vụ
cho Nguyễn Lương Bằng, một trong số anh em trong Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên vừa học xong lớp huấn luyện chính trị, về nước tổ chức đường dây giao
thông Hải Phòng - Hương Cảng để đưa thanh niên trong nước ra ngoài và chuyển
tài liệu, sách báo từ nước ngoài về nước.
Sau này, nhớ lại Những lần gặp Bác, đồng chí Nguyễn Lương Bằng kể về sự kiện
trên như sau:
"Hôm đó đồng chí Vương căn dặn nhiều điều... khi về nước, thì tìm gặp những bạn
cũ ở quê nhà hay ở thành phố vẫn có tình thân với mình. Trong bất cứ câu chuyện
gì, cũng gợi đến cảnh Pháp áp bức bóc lột. Nếu bà con tỏ ý đồng tình, thì hỏi: ta cứ
để cho nó áp chế mãi sao? Bà con sẽ hỏi: sức đâu mà chẳng chịu? Nói: sức mạnh là
ở đoàn kết, đoàn kết thì có sức mạnh lấy súng của giặc làm vũ khí của mình. Dần
dần đưa bà con vào các phường họ, các hội ái hữu, tương tế. Người tích cực thì tổ
chức vào Hội trước. Cứ thế mà mở rộng phong trào".
"Đồng chí Vương dặn dò tôi cặn kẽ, tỉ mỉ nhất là về vấn đề giữ bí mật. Trước khi
chia tay, đồng chí Vương lại bảo tôi phải chú ý một điểm: Mình ở nước ngoài về,
thường là có mật thám theo. Cho nên mới về nước, không nên đi lung tung ngay,
chưa nên vào nhà ai vội. Không những thế, nếu cần còn phải đóng vai người chơi
bời để mật thám không chú ý".
- Nguyễn Lương Bằng: Những lần gặp Bác. In trong Bác Hồ. Hồi ký của nhiều tác
giả, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1975, tr. 36.
Tháng 10, ngày 24
Bài Nhân đức của Pháp của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Thanh niên, số 66, viết
về vụ nhà cầm quyền Pháp trong mùa nước lũ đã sai lính phá đê sông Hồng ở phía
bên kia để giữ an toàn cho thành Hà Nội "vì có nhiều Tây ở", mặc dầu chúng biết
khi đê lở nước ào vào, người lính kia không phòng bị trước chắc chắn sẽ chết trôi
và dân chúng bên đó chắc chắn sẽ bị nhấn chìm. Quả nhiên, người lính phá đê rồi
thì chết đuối ngay. Và 20.000 dân ta bất thình lình bị nước ùa vào làm cho chết trôi
hết.
Bài viết có đoạn:
"Thương ôi! Dân ta bị Tây nó giết mòn, giết mỏi. Giết cách này không chết hết, thì
nó giết cách khác. Nó lấy rượu và a phiến làm cho dân ta chết nhiều. Nó bắt đi đào