Page 178 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 178
178
10)
"Như buổi ấy là buổi phong kiến mà đàn bà, con gái còn biết K. m . Huống chi
bây giờ hai chữ "nữ quyền" đã rầm rầm khắp thế giới, chị em ta lại gặp cảnh nước
suy vi, nỡ lòng nào ngồi yên được! Chị em ơi! Mau mau đoàn kết lại!".
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 457.
Tháng 12, ngày 24
Nguyễn Ái Quốc viết bài thứ tư về Các sự biến ở Trung Quốc của đặc phái viên
của chúng tôi. Ngoài việc phản ánh một số nét về tình hình ở Bắc Kinh, Thiên Tân
và Quảng Đông, bài viết tập trung nói về chính sách ngoại giao của Anh ở Trung
Quốc.
Theo tác giả, nước Anh đang thi hành chính sách ngoại giao hai mặt ở Trung Quốc.
Một mặt, trong khi tiếp tục duy trì quan hệ với Bắc Kinh, Anh đã cử đại diện tiếp
xúc và hội đàm với Chính phủ Quốc dân nhằm mục đích lôi kéo Trung Hoa Dân
quốc tham gia vào sự phòng thủ và duy trì những hiệp ước bất bình đẳng cần phải
được xoá bỏ. Mặt khác, tăng cường lực lượng hải quân ở các cửa biển, hòng gây áp
lực với Chính phủ Quốc dân.
Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc nhận xét, "dư luận nhân dân tố cáo kịch liệt mưu toan
ngoại giao nhằm cung cấp cho kẻ thù của Chính phủ Quốc dân những phương tiện
để có tiền của chống lại Chính phủ ấy", "báo chí của phái dân tộc chủ nghĩa không
che giấu sự bất bình lớn của mình, và đã có những lời bình luận không có lợi cho
nước Anh".
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 470-474.
Tháng 12, ngày 31
Chính phủ Quốc dân sau một năm là nội dung chính bài viết thứ năm Các sự biến
ở Trung Quốc của đặc phái viên của chúng tôi của Nguyễn Ái Quốc.
Tác giả điểm lại cách nhìn nhận của các nước Viễn Đông, của giới ngoại giao nước
ngoài về Chính phủ Quốc dân một năm trước đây, họ cho rằng chính phủ đó chỉ là
"một nhúm gây rối làm tay sai cho Quốc tế III, nếu không phải là cho nước Nga
Xôviết", rằng "Tất cả các cuộc biểu tình của thợ thuyền ở miền Nam cũng như ở
miền Bắc và miền Trung, của Trung Quốc được tổ chức dường như là do những
người bônsêvích lãnh đạo", rằng "Những người dân tộc chủ nghĩa đòi hỏi huỷ bỏ
những hiệp ước giữa Trung Quốc với nước ngoài không có lợi cho quyền lợi của
dân tộc Trung Hoa, đều là những nhân viên "đỏ" tay sai của Mátxcơva", v.v..
Nhận định về tình hình của Chính phủ Quốc dân sau một năm, tác giả viết: "Dư
luận nước ngoài, tuy còn chống đối những người dân tộc chủ nghĩa, bây giờ không
còn cố chấp như đầu năm trước", "các giới chính trị của phần lớn các nước cũng
xem xét những khả năng ấy", "các cường quốc nước ngoài công nhận Chính phủ",
"Chính đảng mạnh, Quốc dân Đảng, chính đảng duy nhất có một tổ chức cho phép
tiếp xúc thường xuyên với các giai cấp khác nhau trong nhân dân Trung Quốc, được
thừa nhận như là người đại diện của những khát vọng dân tộc Trung Hoa, và Chính