Page 229 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 229

229

                   Bài viết của Nguyễn Ái Quốc, ký bút danh Wang, nhan đề Phong trào công nhân ở
                   Ấn Độ, đăng trên Tập san Inprekorr, bản tiếng Pháp số 37 và bản tiếng Đức số 35.

                   Về tình hình phát triển của giai cấp công nhân Ấn Độ, bài báo cho biết: đầu những
                   năm 20, tuy có sự gia tăng về số lượng, song phần lớn giai cấp công nhân Ấn Độ
                   chưa được tổ chức và số đông nghiệp đoàn chịu ảnh hưởng cải lương của Đảng Lao
                   động Anh. Từ nửa sau những năm 20, dấu hiệu chứng tỏ bước phát triển mạnh mẽ
                   của phong trào công nhân Ấn Độ rất rõ nét, đình công liên tiếp nổ ra không riêng ở
                   một ngành mà ở nhiều ngành, yêu sách kinh tế đã kết hợp chặt chẽ với yêu cầu
                   chính trị… Nguyên nhân của sự chuyển biến đó, như bài báo đã chỉ rõ: “Mặc dù có
                   tình trạng vô tổ chức của thợ thuyền và thái độ hèn nhát của những người theo chủ
                   nghĩa cải lương, sự nghèo khổ làm cho vô sản Ấn Độ cấp tiến hơn”.

                               -  Bút tích bài báo. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                               - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.327-
                   329.

                    Tháng 4, ngày 18
                    Bài viết của Nguyễn Ái Quốc, ký bút danh Wang, nhan đề Nông dân Ấn Độ, đăng trên
                   Tập san Inprekorr, bản tiếng Pháp số 38, bản tiếng Anh số 23, bản tiếng Đức số 42.

                   Tác giả viết về tình cảnh khốn cùng của nông dân Ấn Độ dưới ách áp bức bóc lột
                   của bọn địa chủ Anh, địa chủ bản xứ, bọn cho vay nặng lãi, bọn bao thầu thuế… là
                   những đồng minh trung thành và chỗ dựa vững chắc cho chủ nghĩa đế quốc Anh.

                   Hàng triệu nông dân Ấn Độ đã bị chết đói, làng xóm xác xơ. Từng đoàn người kéo
                   nhau đi lang thang, hoặc lũ lượt dồn về các thành phố, hình thành lớp “vô sản áo
                   rách”, sống vất vưởng bằng nghề hành khất. Mặc dù vậy, tác giả vẫn tin tưởng:

                   "Tuy không có tổ chức hoặc tổ chức còn lỏng lẻo - người nông dân nghèo khổ thúc
                   bách - thường nổi dậy chống kẻ bóc lột".

                               -  Bút tích bài báo. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
                               - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.330-
                   332.

                   Tháng 4, ngày 25

                   Nguyễn Ái Quốc được Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản ra quyết định đồng ý để
                   Người trở về Đông Dương theo nguyện vọng.

                   Bản quyết định ghi: “Theo nguyện vọng của đồng chí (Nguyễn Ái Quốc – B.T),
                   đồng chí có thể trở về Đông Dương; chi phí chuyến đi cũng như thời gian ba tháng
                   lưu lại do Đảng Cộng sản Pháp chịu”.

                               -  Biên bản số 93 cuộc họp của Ban Thư ký Ban Chấp hành Quốc tế Cộng
                   sản, ngày 25-4-1928. Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
                   Tháng 4, ngày 28
   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234