Page 233 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 233

233

                               -  Hồi ký của Lê Mạnh Trinh. Lưu tại Viện Lịch sử Đảng.

                               -  Hồi ký của Đặng Văn Cáp. Lưu tại Viện Lịch sử Đảng.

                               -  Căn cứ báo cáo đề tài cấp bộ của Bảo tàng Hồ Chí Minh: Nghiên cứu, phát
                   hiện, thống kê di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Lan.

                   Tháng 7, giữa tháng

                                                                 5)
                   Nguyễn Ái Quốc rời Bản Đông đi Uđon   (tức tỉnh Uđon Thani).
                   Trong suốt cuộc hành trình ròng rã 15 ngày, Người đi bộ theo dọc đường rừng, vừa
                   để đảm bảo bí mật, vừa để tìm hiểu thực tế tình hình kiều bào. Cũng như mọi người,
                   Người đeo bên mình một con dao, một ống đựng sườn băm rang muối mặn, vai
                   gánh đôi thùng có nắp đậy, trong đựng quần áo, ít gạo, muối, tài liệu, vài thứ đồ
                   dùng cần thiết. Tuy xưa nay chưa quen gồng gánh, cũng chưa quen đi bộ đường dài
                   nên mấy ngày đầu hai bàn chân bị phồng rộp, rớm máu, Người vẫn cố theo kịp mọi
                   người. Người nói: “Thiên hạ vô nan sự, nhân tâm tự bất kiên” (Không có việc gì
                   khó, chỉ sợ lòng không bền).

                               -  Hồi ký của Lê Mạnh Trinh. Lưu tại Viện Lịch sử Đảng.

                               -  Hồi ký của Đặng Văn Cáp. Lưu tại Viện Lịch sử Đảng.

                   Tháng 8, khoảng đầu tháng

                   Nguyễn Ái Quốc đến Uđon, Người đến Noong Bùa là nơi Việt kiều đông nhất trong
                   tỉnh.
                   Ở Uđon, Người lấy tên là Chín. Mọi người tôn trọng gọi là “Thầu Chín” (ông già
                   Chín) mặc dầu Người mới 38 tuổi.

                   Trong cuộc họp đầu tiên khi tới Uđon, Người báo cáo trước Chi bộ Hội Việt Nam
                   Cách mạng Thanh niên về tình hình và triển vọng của cách mạng Việt Nam, nhấn
                   mạnh đến phẩm chất của người cách mạng là phải biết chịu đựng gian khổ, kiên trì
                   đấu tranh với khó khăn, tuyên truyền giác ngộ quần chúng, không ngừng rèn luyện
                   ý chí phấn đấu.

                   Người chủ trương phải mở rộng tổ chức, củng cố cơ sở quần chúng của Hội Việt
                   Nam Cách mạng Thanh niên. Trước kia Hội hợp tác chỉ thu hút những thanh niên
                   ở trong nước ra, nay cần kết nạp cả những kiều bào hăng hái cách mạng và tình
                   nguyện gia nhập.

                   Người đề nghị đổi tên báo Đồng thanh - tờ báo của Hội thân ái xuất bản từ năm
                   1927, thành báo Thân ái và yêu cầu nội dung tờ báo này phải rõ ràng, bài viết phải
                   ngắn gọn dễ hiểu, phát hành càng rộng càng tốt.

                   Người còn chủ trương phải làm cho người Xiêm có cảm tình hơn nữa với người
                   Việt Nam và cách mạng Việt Nam; giáo dục kiều bào tôn trọng phong tục tập quán
                   của nhân dân bạn; khuyên mọi người học chữ Xiêm, tiếng Xiêm, đồng thời mở rộng
                   việc vận động học chữ quốc ngữ. Với các cán bộ phụ trách, Người khuyên cố gắng
                   tạo khả năng hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp hơn nữa.
   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238