Page 237 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 237
237
Một người dân Việt hãy đương còn,
Thì non sông Việt vẫn non sông nhà.
Người còn viết nhiều vở kịch thường lấy đề tài lịch sử, bày cho bà con cách diễn kịch
và đôi khi cũng tham gia diễn.
Một thời gian dài Nguyễn Ái Quốc ở ngay tại hiệu thuốc của Đặng Văn Cáp và đã
tranh thủ học nghề thuốc, nắm được những hiểu biết cơ bản về thuốc và chữa bệnh.
Có lần đã bốc thuốc cho một cán bộ bị ốm và người này đã khỏi bệnh. Người còn
tìm ra cây hy thiêm mọc trong vùng, chữa được chứng bệnh phong thấp.
Thỉnh thoảng, Người cùng với một số cán bộ, cũng khăn gói tay đẫy đi buôn để gây
quỹ cho tổ chức.
- Hồi ký của Lê Mạnh Trinh. Lưu tại Viện Lịch sử Đảng.
- Hồi ký của Đặng Văn Cáp. Lưu tại Viện Lịch sử Đảng.
Tháng 6
Vở kịch lịch sử do Nguyễn Ái Quốc viết về Hoàng Hoa Thám và hai vở kịch đả
kích những tên bán nước Lê Hoan, Hoàng Cao Khải, được Việt kiều ở Sacôn trình
diễn nhân dịp kỷ niệm ngày Phạm Hồng Thái hy sinh (19-6).
- Hồi ký của Đặng Văn Cáp. Lưu tại Viện Lịch sử Đảng.
Khoảng cuối tháng 7 đến cuối tháng 10
Rời tỉnh Sacôn Nakhôn, Nguyễn Ái Quốc đến tỉnh Nakhôn Phanom nằm kề sát bờ
sông Mê Kông cách Thủ đô Băng Cốc 735km theo đường ôtô.
Tại tỉnh Nakhôn Phanom, Nguyễn Ái Quốc đã đi tuyên truyền vận động Việt kiều
ở trung tâm huyện Thà U Then, trung tâm huyện Thạt Phanom và ở thị xã Nakhôn
Phanom. Nơi hoạt động lâu nhất trong thời gian Người ở Nakhôn Phanom là làng
Bản Mạy, còn có tên gọi là Nà Thoọc. Người đã xây dựng phong trào Việt kiều ở
Bản Mạy trở thành một trong những địa điểm quan trọng của tổ chức Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên.
Sau một thời gian ở Nakhôn Phanom, Nguyễn Ái Quốc đến huyện Amnạt Charơn,
còn có tên gọi là Bùng, huyện Bùng, tỉnh Ubon Ratchathani (từ năm 1993, được
nâng lên cấp tỉnh gọi là tỉnh Amnạt Charơn).
Tại tỉnh Amnạt Charơn, Người hoạt động chủ yếu ở huyện Bùng.
Rời Amnạt Charơn, Nguyễn Ái Quốc đến tỉnh Ubon Ratchathani, phía đông giáp
sông Mê Kông, phía nam giáp Campuchia, cách Thủ đô Băng Cốc 575km theo
đường xe lửa. Người hoạt động chủ yếu ở Bản Thà thuộc tỉnh Ubon Ratchathani.
Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác một bài thơ, giao cho đồng chí Nguyễn Tài
ghi lại, sau đó đăng báo Thân ái:
Hợp tác nề có anh thợ Vượng
Tay nghề hay tính bướng cũng hay