Page 238 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 238
238
Những khi đi họp hàng ngày,
Khi thì nói đổng, khi thì đòi ra.
Chị khuyên bảo thiết tha khuyên bảo,
Không nghe, coi táo bạo hung hăng.
Rằng em chỉ muốn anh bằng người ta.
Chị kiên nhẫn bẩy ba kiên nhẫn
Làm cho anh đổi giận sang hiền
Anh nghe lời vợ anh khuyên,
Hội giao công việc anh chuyên cần làm
Làm đúng đắn không ham lợi vặt,
Nói như làm thẳng thắn phân minh.
Một người trước bướng nay lành,
Cả Hội hợp tác khen anh vô cùng.
Tiếng chị Vượng khuyên chồng kết quả.
Chị em đều hỉ hả mừng vui.
Đăng lên mặt báo để rồi,
Để rồi học tập, để rồi làm gương.
Nguyễn Ái Quốc còn đến tìm hiểu phong trào của Việt kiều ở thị xã Phi Mun, thuộc
tỉnh Amnạt Charơn.
Tiếp đó Nguyễn Ái Quốc đến Mục Đa Hản, là một huyện của Nakhôn Phanom (từ
năm 1982 được nâng lên thành tỉnh Mục Đa Hản) giao cho cán bộ tổ chức cơ sở
xây dựng một địa điểm liên lạc và chuyển tài liệu báo chí về nước.
Từ Mục Đa Hản, Nguyễn Ái Quốc có ý định đi xuyên qua đất Lào để tiếp cận với
phong trào trong nước nhưng không thực hiện được. Trong báo cáo ngày 18-2-
1930, gửi Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc có nhắc lại việc này: “Đã hai lần tôi
cố gắng về An Nam, nhưng phải quay trở lại. Bọn mật thám và cảnh sát ở biên giới
quá cẩn mật, đặc biệt là từ khi xảy ra vụ An Nam Quốc dân Đảng”.
Địa điểm cuối cùng trên đất Thái Lan mà Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân đến là tỉnh
Noọng Khai, nằm sát bờ sông Mê Kông đối diện với Thủ đô Viêng Chăn của nước
Lào, cách Thủ đô Băng Cốc 616km. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc thường ở và làm
việc tại chùa Xỉ Xum Xưn. Đây là nơi Nguyễn Ái Quốc hẹn các đồng chí đang sinh
hoạt trong chi bộ Viêng Chăn, vượt sông Mê Kông sang làm việc.
- Theo đề tài nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Hồ Chí Minh: Nghiên
cứu các di tích Bác Hồ ở Thái Lan.
Tháng 10, ngày 10