Page 234 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 234

234

                   Những ngày ở Uđon, cùng với công tác chấn chỉnh xây dựng tổ chức, Nguyễn Ái
                   Quốc dành khá nhiều thời gian để dịch sách lý luận làm tài liệu tuyên truyền và

                   huấn luyện cho cán bộ Việt Nam hoạt động ở Xiêm. Người đã dịch hai cuốn Nhân
                   loại tiến hoá sử và Cộng sản A.B.C.
                   Các  buổi  tối,  Người  thường tổ chức nói  chuyện  với kiều  bào.  Những buổi nói
                   chuyện đó, nhà chật ních người. Bà con rất thích đến nghe, vì “Thầu Chín” nói
                   chuyện vừa hấp dẫn lại thiết thực, từ câu chuyện làm ăn đưa đến câu chuyện chính
                   trị. Bà con thấy “Thầu Chín” vừa đáng kính, vừa gần gũi nên thường hỏi ý kiến về
                   chuyện gia đình, chuyện làm ăn.

                   Nguyễn Ái Quốc sống như mọi người, cũng đào giếng, cũng vỡ đất làm vườn. Khi
                   Chính phủ Xiêm cho phép mở trường học, Người đã tham gia với kiều bào gánh
                   gạch, đào móng, đắp nền. Người vui vẻ chịu chung với các đồng chí những vất vả,
                   kham khổ về đời sống vật chất. Bữa cơm nhiều khi chỉ có rau sam hoặc rau lang
                   chấm muối, thậm chí chỉ có muối. Kiều bào ở gần, biết “Thầu Chín" hay hút thuốc
                   lá, mỗi khi đi chợ đã không quên mua gửi biếu vài bao thuốc.

                   Thời gian ở Uđon, Nguyễn Ái Quốc đã đến Noọngkhai gặp gỡ một số cán bộ hoạt
                   động ở Viêng Chăn sang để tìm hiểu tình hình phong trào Lào và khả năng đặt mối
                   liên  hệ  với  Xiêm  để  đẩy  mạnh  cuộc  vận  động  cách  mạng  ở
                   Việt Nam.

                               -  Hồi ký của Lê Mạnh Trinh. Lưu tại Viện Lịch sử Đảng.
                               -  Hồi ký của Đặng Văn Cáp. Lưu tại Viện Lịch sử Đảng.

                   Tháng 10, trước ngày 2

                   Nguyễn Ái Quốc gửi cho Tập san Inprekorr một tài liệu nhan đề Chủ nghĩa tư bản
                                                    6)
                   đế quốc Pháp ở Đông Dương  .
                   Bài viết đưa ra những số liệu cụ thể và chia ra các phần sau đây:

                             - Tình hình kinh tế
                             - Sự tích luỹ tư bản

                             - Lợi nhuận

                             - Công nghiệp hoá thuộc địa

                             - Chiếm đoạt ruộng đất
                             - Sự độc quyền

                             - Đầu sỏ tài chính

                             - Tư bản nước ngoài ở Đông Dương

                             - Đối kháng thực dân ở Đông Dương
                             - Sự bóc lột người An Nam

                             - Vô sản hoá người bản xứ

                             - Lao động khổ sai đối với người bản xứ
   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239