Page 231 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 231

231

                   Một trong những thủ đoạn tàn ác gia tăng sự bóc lột đối với dân bản xứ được thi
                   hành ở tất cả các thuộc địa của Pháp, Bỉ, Anh và những nước khác là chế độ lao

                   động khổ sai. Lao động khổ sai và những hậu quả của nó làm cho số dân bản xứ ở
                   các thuộc địa chết tới mức khủng khiếp và đang trên đà bị diệt vong. Điều này được
                   khẳng định qua những lời thú nhận của báo chí và chính khách tư sản mà bài viết
                   đã trích dẫn.
                   Tác giả kết luận: “Ta có thể kết luận rằng mọi chế độ thực dân đế quốc đều tiêu diệt
                   hết các nòi giống bản xứ, và muốn cứu vãn những nòi giống này, ta phải lật đổ chủ
                   nghĩa đế quốc!".

                               -  Bút  tích  bài  báo Phong  trào  công  nhân  và  nông  dân  mới  đây  tại  Ấn
                   Độ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                               -  Tập san Inprekorr, bản tiếng Pháp, số 47, tháng 5-1928.

                               -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.333-
                   340.
                   Tháng 6, đầu tháng

                   Nguyễn Ái Quốc rời nước Đức, bắt đầu cuộc hành trình để về gần Tổ quốc. Từ Đức,
                   Người qua Thuỵ Sĩ rồi sang Italia. Sau này, nhắc lại kỷ niệm về chuyến đi đó, Người
                   kể:

                   “Khi Bác xin cấp phép đi qua nước Ý, cơ quan phát xít hỏi nhiều câu lôi thôi. Đến
                   biên giới, cơ quan biên phòng phát xít giở xem quyểnTừ điển chống cộng quốc
                   tế dày khoảng 2.000 trang, ghi tên tuổi những người cách mạng các nước từ chữ A
                   đến Z. Không thấy có tên mới của Bác trong đó, chúng chào lễ phép và nói: “Mời
                   ông cứ đi!”.

                   “Đến phía Bắc nước Ý, Bác ghé vào xem hội chợ ở Milan (Milano), một thành phố
                   buôn bán phồn thịnh nhất nước Ý… Khi đi xem phong cảnh Thủ đô Rôm, Bác bị hỏi
                   giấy tờ và bị đưa về Sở Công an. Cũng nhờ bị bắt mà Bác hiểu thêm cách thống trị
                   của phát xít. Trên các đường phố, cứ cách độ 100 thước thì có một tên mật thám. Tên
                   mật thám hỏi giấy và bắt Bác hầu như mù chữ. Tại Sở Mật thám, chúng ra vẻ lễ độ.
                   Tên trưởng phòng đứng dậy bắt tay Bác, mời Bác ngồi và mời Bác hút thuốc, rồi hỏi
                   những  câu  bâng  quơ.  Những  người  ít  kinh  nghiệm  thì  dễ  rơi  vào  cạm  bẫy  của
                   chúng…”.

                   Trong thời gian ở Milan, Nguyễn Ái Quốc thường đến ăn tại quán ăn Tơráttôria
                                                 3)
                   Lapôsa (Trattoria Laposa)   số 10 đường Pasubiô.
                               -  Thư của Nguyễn Ái Quốc viết ngày 18-2-1930 gửi Quốc tế Cộng sản. Bản
                   chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                               -  T.Lan: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 35-
                   36.

                   Tháng 6, cuối tháng

                   Từ cảng Napôli (Napoli), Nguyễn Ái Quốc đáp tàu Nhật Bản đi Xiêm.
   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236