Page 230 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 230

230

                   Nguyễn Ái Quốc nhận được thư của Badin (Basil) báo tin đã nhận được thư viết
                   ngày 17-4-1928 của Nguyễn Ái Quốc và thông báo rằng Ban Phương Đông đã quyết

                   định gửi cho Nguyễn Ái Quốc tiền đi đường và một phần trợ cấp cho ba tháng đầu.
                               -  Bút tích bức thư của Badin gửi Nguyễn Ái Quốc. Bản chụp lưu tại Viện
                   Hồ Chí Minh.

                   Tháng 5, ngày 21

                   Từ Béclin, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi các đồng chí trong Ban Phương Đông
                   Quốc tế Cộng sản, cho biết Người đã nhận được các thứ cần thiết để lên đường và
                   dự định sẽ đi vào khoảng tuần thứ ba tháng này.

                   Trong thư, Người nêu một số nhận xét về hoạt động của Ban Thuộc địa Đảng Cộng
                   sản Pháp và những đề nghị cụ thể về tài chính, về lề lối làm việc của ban.
                               -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.341-
                   342.

                   Tháng 5

                   Hai bài viết của Nguyễn Ái Quốc, ký bút danh Wang, nhan đề Phong trào công
                   nhân và nông dân mới đây tại Ấn Độ và Chủ nghĩa đế quốc, kẻ tiêu diệt nòi giống
                   bản xứ đăng trên Tập san Inprekorr, bản tiếng Pháp số 43 và số 47.

                   Bài Phong trào công nhân và nông dân mới đây tại Ấn Độ cho biết, cũng như tại
                   các thuộc địa khác, ở Ấn Độ, chủ nghĩa đế quốc Anh đã tìm cách chia rẽ hàng ngũ
                   vô sản bằng cách thường xuyên khoét sâu những thành kiến dân tộc. Chính sách
                   đặc quyền đặc lợi dành cho những công nhân viên chức người Anh và người lai
                   Anh - Ấn đã tạo ra ở đây một lớp công nhân quý tộc làm chỗ dựa chống lại công
                   nhân bản xứ, phá hoại giai cấp vô sản Ấn Độ.

                   Song, trong điều kiện đó, công nhân Ấn Độ vẫn kiên trì đấu tranh chống lại mọi âm
                   mưu của bọn đế quốc và những thành kiến chủng tộc. Các cuộc đấu tranh của công
                   nhân đã thống nhất trong những yêu sách chung: đòi tăng lương, đòi ngày làm tám
                   giờ, đòi cải thiện đời sống và điều kiện làm việc, đòi được bảo hiểm xã hội, đòi tự
                   do hoạt động nghiệp đoàn, chống đánh đập, cúp phạt, sa thải…
                   Giải thích tình hình đó, tác giả cho rằng: “Những  cuộc đấu tranh này của công nhân
                   chỉ là rất thường tình nếu ta xét đến hoàn cảnh vô cùng khổ cực của vô sản Ấn Độ”.

                   Cùng với phong trào công nhân đang trên đà phát triển, cuộc đấu tranh của nông
                   dân Ấn Độ cũng diễn ra sôi động dưới nhiều hình thức. Đó là hậu quả tất yếu của
                   tình trạng khốn cùng của họ do chính sách thống trị của đế quốc Anh. Các cuộc đấu
                   tranh của nông dân tuy còn rời rạc, nhưng tác giả bài viết đã nhận thấy ý nghĩa to
                   lớn: nông dân từ chỗ dễ bảo và thụ động, giờ đây đã thức tỉnh và biết cách tự vệ và
                   cho rằng đây là "một dấu hiệu của thời đại!".

                   Bằng những số liệu cụ thể, bài Chủ nghĩa đế quốc, kẻ tiêu diệt nòi giống bản xứ  cho
                   biết: Từ sau chiến tranh, để khôi phục lại những đổ nát, chủ nghĩa đế quốc đã tăng
                   cường khai thác bóc lột thuộc địa, thu về những món lợi kếch xù, nhờ đó tạo nên
                   bộ phận phồn vinh về kinh tế, kỹ nghệ và thương mại cho các nước đó.
   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235