Page 232 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 232

232

                                                                                                     4)
                   Trên đường từ Italia về Xiêm, Người dừng lại ở Xâylan (Ceylan) ít ngày  .
                   Sau đó Nguyễn Ái Quốc đi tàu khác trở về Xiêm.

                               -  T. Lan: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 36.

                               -  Báo Tiến lên, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Xâylan, ngày 9-9-
                   1969.

                   Tháng 6
                   Bài viết của Nguyễn Ái Quốc, ký bút danh Wang, nhan đề Chế độ thực dân Pháp
                   và xứ Đông Dương, đăng trên Tập san Inprekorr, bản tiếng Pháp, số 49.

                   Mặc dầu đã phải áp dụng ở xứ thuộc địa rộng nhất và giàu nhất này chính sách ngu
                   dân, chính sách khủng bố và mật thám để bóp nghẹt những quyền tự do tối thiểu
                   của dân chúng, vậy mà chủ nghĩa đế quốc Pháp vẫn phải nơm nớp lo sợ cho nền
                   thống trị của chúng. Chúng sợ cách mạng từ ngoài nhập vào và đã tìm mọi cách đối
                   phó, kể cả trò bịp chính trị hòng trừ khử nguy cơ đó.

                   Song như tác giả nhận định: “Dù bọn xã hội đế quốc chủ nghĩa có đề phòng như thế
                   nào đi nữa, thì nạn nghèo khổ và sự bóc lột vẫn cứ thúc đẩy người dân Đông Dương
                   làm cách mạng, để đạp đổ ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc Pháp”.

                               -  Bút tích bài báo. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                               -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.343
                   - 345.
                   Tháng 7, khoảng đầu tháng

                   Nguyễn Ái Quốc với hộ chiếu mang tên một Hoa kiều là Nguyễn Lai đến bến cảng
                   Khoong Tơi, hải cảng quốc tế tại Thủ đô Băng Cốc.

                   Những ngày ở Băng Cốc, Nguyễn Ái Quốc thường ở trong một số chùa như chùa
                   Hội Khánh, người Thái gọi là chùa Mongkhol Sunrankhol; chùa ông Năm, người
                   Thái gọi là chùa Somsanam Boriharn, chùa Tư Tế Tự, chùa Sư Ba, người Thái gọi
                   là chùa Lacumkho.

                   Sau một thời gian ngắn, Nguyễn Ái Quốc xuất hiện ở Bản Đông, thuộc huyện Phìchịt,
                   tỉnh Phítxanulốc miền Trung nước Xiêm. Đây là một làng Việt kiều với chừng hai
                   chục gia đình, từ năm 1926 đã có những tổ chức cách mạng như Hội Việt Nam Cách
                   mạng Thanh niên, Hội hợp tác, Hội Việt kiều thân ái.
                   Trong buổi họp mặt đầu tiên với kiều bào, Nguyễn Ái Quốc tự giới thiệu là Thọ,

                   biệt hiệu Nam Sơn. Những ngày sau đó, Người đã nhanh chóng sống hoà mình với
                   kiều bào, cũng đi chân đất, cũng quần áo nâu sồng, làm đủ thứ việc như mọi người.
                   Ban ngày, Người tranh thủ lần lượt đi thăm các gia đình, hỏi han công việc làm ăn
                   và giúp đỡ ý kiến. Tối đến, Người tổ chức nói chuyện cho kiều bào nghe về tình
                   hình thế giới, tình hình trong nước. Thỉnh thoảng, Người lấy báo Trung Quốc, Anh,
                   Pháp ra đọc một bài rồi phân tích giảng giải cặn kẽ cho mọi người.

                   Người lưu lại ở Bản Đông khoảng hai tuần.
   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237