Page 239 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 239

239

                   Nguyễn Ái Quốc bị Tòa án Vinh (Nghệ An) xử vắng mặt và đã bị khép vào tội tử
                   hình.

                               -  Biên bản danh sách kết án của Tòa án Vinh, ngày 10-10-1929. Bản chụp
                   lưu tại Viện Hồ Chí Minh.

                   Tháng 11

                   Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đi Trung Quốc.

                   Trong thời gian hoạt động ở Xiêm, Nguyễn Ái Quốc đã làm rất nhiều cho công tác
                   giáo dục, tuyên truyền và tổ chức, tạo nên một sự thay đổi lớn trong phong trào Việt
                   kiều ở đây. Nếu trước kia, khi ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc từ phương bắc tuyên
                   truyền về nước, thì giờ đây, ở Xiêm, Người đã tuyên truyền về nước từ phía tây.
                   Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, dù đã hết sức cẩn thận vẫn không thể hoàn
                   toàn giữ kín được. Thực dân Pháp sinh nghi, tung mật thám dò tìm. Người bị theo
                   dõi ráo riết. Gặp khi nguy hiểm quá, Người thậm chí đã phải lánh vào chùa, tạm cắt
                   tóc đi tu để tiếp tục hoạt động.

                   Nói về việc Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm lần này, Trần Dân Tiên trong Những mẩu
                   chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch đã viết:

                   “Ông   biết rõ tình hình trong nước. Hai việc quan trọng làm cho ông từ giã nhà
                          1)
                   chùa và nước Xiêm. Việc thứ nhất là cuộc bạo động của Quốc dân Đảng đang chuẩn
                   bị. Nhận xét cuộc bạo động đấy quá sớm và khó thành công, ông muốn bàn lại kế
                   hoạch với anh em Quốc dân Đảng… Việc thứ hai: vừa mới đây “Tân Việt” và “Hội
                   Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí” lại chia ra hai nhóm. Mỗi nhóm tổ chức
                   thành một Đảng Cộng sản. Như thế, lúc bấy giờ ở Việt Nam có ba Đảng Cộng sản.
                   Mặc dầu sự khủng bố của Pháp, “Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí”
                   phát triển rất nhanh chóng. Nhưng sự chia rẽ đã làm cho những người yêu nước lo
                   lắng. Vì chia rẽ thì suy yếu”.

                               -  Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,
                   Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr. 76, 78, 79.

                   Tháng 12, ngày 23
                   Nguyễn Ái Quốc đến Trung Quốc chuẩn bị cho Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng
                   sản Việt Nam.

                               -  Báo cáo ngày 18-2-1930 của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản. Bản
                   chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.



                                    CHÚ THÍCH VÀ BẢN CHỈ DẪN TÊN NGƯỜI


                                                         CHÚ THÍCH

                  1. Phong trào đấu tranh ở Trung Kỳ: Năm 1908, ở các tỉnh Trung Kỳ đã bùng nổ
                  phong trào đấu tranh quyết liệt của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống đi lao
   234   235   236   237   238   239   240   241   242   243   244