Page 243 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 243

243

                  16. Khởi nghĩa Thái Nguyên: Cuộc khởi nghĩa của binh lính Việt Nam trong quân
                  đội Pháp ở Thái Nguyên tháng 8-1917.

                  Đêm 30-8-1917, dưới sự lãnh đạo của Đội Cấn (tức Trịnh Văn Cấn) và Lương Ngọc
                  Quyến, binh lính người Việt Nam trong quân đội Pháp ở Thái Nguyên đã nổi dậy
                  đánh chiếm tỉnh lỵ. Sau sáu ngày chiến đấu quyết liệt với quân Pháp được tăng viện
                  từ Hà Nội và nhiều nơi khác đến, Lương Ngọc Quyến hy sinh, nghĩa quân phải rút
                  khỏi tỉnh lỵ, chuyển về hoạt động ở vùng rừng núi các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Yên,
                  Phúc Yên, Hoà Bình, Sơn Tây.

                  Do bị truy nã và đàn áp ráo riết, cuộc khởi nghĩa yếu dần. Ngày 11-1-1918, Đội Cấn
                  tự sát để giữ trọn khí tiết. Cuộc khởi nghĩa thất bại.Tr.136.

                  17. Hội liên hiệp thuộc địa: Một tổ chức cách mạng của những người thuộc địa, do
                  Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập tháng
                  7-1921, tại Pari. Lúc đầu, hội có 200 hội viên, phần lớn là những người trước đây ở
                  trong Hội những người yêu nước Việt Nam và Hội đấu tranh cho quyền công dân
                  của người Mađagátxca. Ban Thường vụ của hội gồm bảy người, trong đó có Nguyễn
                  Ái Quốc. Cơ quan tuyên truyền của hội là báo Le Paria. Đến năm 1926, hội ngừng
                  hoạt động. Tr.140.

                  18. Hội chợ thuộc địa Mácxây: Năm 1922, tại thành phố Mácxây (miền Nam nước
                  Pháp), Chính phủ Pháp mở Hội chợ triển lãm thuộc địa, trưng bày các sản vật mang
                  từ các thuộc địa của Pháp sang, để nói lên sự giàu có của thuộc địa và công lao "khai
                  hoá" của người Pháp, đồng thời kêu gọi tư bản Pháp bỏ vốn kinh doanh và khai thác
                  ở các thuộc địa. Tr.169.

                  19. Hội  Tam  điểm (Franc-Maçonnerie):  Nguyên  thủy  là  một  hội  có  tính  chất  nghề
                  nghiệp của những người thợ xây nhà thờ, họ thống nhất với nhau về ba điểm (tam
                  điểm): hữu ái (Fraternité), giúp đỡ lẫn nhau (mutualité) và đoàn kết (solidarité), không
                  phân biệt nguồn gốc, chủng tộc. Họ muốn xây dựng lên một “thánh đường của lòng
                  nhân ái” và có thực hiện một số nghi thức tượng trưng nào đó.
                  Kế thừa tên gọi ngày xưa, Hội Tam điểm hiện đại có tính chất tư biện và đầu cơ về
                  tinh thần, xuất hiện ở Anh thế kỷ XVII, ở Pháp thế kỷ XVIII. Hội đã vượt lên tính
                  chất nghề nghiệp, trở thành một đoàn thể có tính chất chính trị, có tính chất quốc tế.
                  Hội kết nạp một cách rộng rãi, không bí mật, nhưng khép kín, tập hợp những người

                  thuộc các tầng lớp khác nhau, chủ yếu thuộc lớp dưới, gắn bó với nhau trên cơ sở hữu
                  ái, tương tế, đoàn kết, có tính cách khai tâm và bí huyền, nhằm xây dựng nên một
                  “thánh đường” của nhân loại.
                  Trên bước đường học cách tổ chức, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia và tìm hiểu cách
                  tổ chức và hoạt động của hội này. Tr.171.

                  20. Quốc tế Nông dân: Một tổ chức cách mạng hoạt động dưới sự chỉ đạo của Quốc
                  tế Cộng sản, thành lập năm 1923, nhằm đoàn kết rộng rãi giai cấp nông dân các nước
                  trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Quốc tế Nông dân họp
                  Hội nghị lần thứ nhất vào tháng 10-1923, tại Mátxcơva.
   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248