Page 247 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 247
247
thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam vào đầu năm 1930. Sự xuất
hiện của báo Thanh niên đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam. Ngày
21-6 hằng năm được lấy là Ngày báo chí Việt Nam. Tr.324.
30. Phong trào 30-5: Một phong trào chống đế quốc của nhân dân Trung Quốc do
Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
Từ sau Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (1-1925), phong trào
quần chúng nhanh chóng phát triển, công nhân Nhà máy tơ của Nhật ở Thượng Hải,
Thanh Đảo lần lượt bãi công. Đế quốc âm mưu dùng bạo lực dập tắt phong trào.
Ngày 14-5, công nhân một nhà máy tơ của Nhật ở Thượng Hải đã bãi công phản đối
bọn chủ sa thải vô lý công nhân Trung Quốc. Ngay ngày hôm sau, bọn chủ Nhật đã
nổ súng vào công nhân bãi công, bắn chết đảng viên cộng sản Cố Chính Hồng, bắn
bị thương hơn 10 người khác. Hành động đó thổi bùng lên ngọn lửa căm phẫn cao
độ trong công nhân, học sinh và nhân dân. Ngày 30-5, trong cuộc mít tinh của hơn
2.000 học sinh Thượng Hải tổ chức trong khu vực tô giới để phản đối hành động bạo
lực của đế quốc, hơn 100 người đã bị bắt, càng làm cho hàng vạn quần chúng căm
phẫn, tập trung trước trại giam đòi thả những người bị bắt. Lính Anh đã nổ súng làm
hàng chục người chết và bị thương, gây ra vụ thảm sát "30-5". Ngày 31-5, Tổng
Công hội Thượng Hải được thành lập dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp đó liên tục nổ
ra các cuộc bãi công, bãi thị, bãi khoá. Ngày 7-6, Hội Liên hiệp Công - Thương -
Học thành lập, một đại hội quần chúng có hơn 20 vạn người tham gia tổ chức vào
ngày 11-6 đã thông qua 17 điều kiện thương lượng với nội dung chống chủ nghĩa đế
quốc. Phong trào "30-5" đã dấy lên khắp Trung Quốc một cao trào chống đế quốc,
trong đó cuộc bãi công lớn ở Cảng Tỉnh (Hồng Kông - Quảng Châu) có quy mô lớn
nhất, ảnh hưởng rộng nhất. Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia cuộc bãi công lớn
này. Tr .327.
31. Bản án chế độ thực dân Pháp: Là một tác phẩm lớn do Nguyễn Ái Quốc viết
bằng tiếng Pháp được những người bạn cùng hoạt động với Người xuất bản lần đầu
tiên tại Thư quán Lao động (Librairie du Travail) Pari, cuối năm 1925.
Tác phẩm ra đời giữa lúc làn sóng cách mạng đang dâng lên mạnh mẽ ở khắp các
thuộc địa của thực dân Pháp, phong trào yêu nước ở Việt Nam đang sôi nổi diễn ra
khắp Bắc - Trung - Nam; và giữa lúc Nguyễn Ái Quốc đang nỗ lực tổ chức lực lượng
nòng cốt của cách mạng Việt Nam theo con đường của Cách mạng Tháng Mười
Nga. Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã có tiếng vang lớn trong nhân dân Pháp và
nhân dân các nước thuộc địa.
Với lời văn giản dị, trong sáng và châm biếm sâu sắc, tác phẩm đã tố cáo và lên án
đanh thép những tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân nói chung và chủ nghĩa thực
dân Pháp nói riêng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Bằng những
chứng cớ cụ thể, tác phẩm đã vạch rõ nguồn gốc của mọi sự áp bức bóc lột, của mọi
nỗi khổ cực của quần chúng ở các thuộc địa.
Toàn bộ tác phẩm toát lên tinh thần cách mạng tiến công, tư tưởng cách mạng triệt
để, bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn và những chiến lược,
sách lược cách mạng cho nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa; thức