Page 251 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 251

251

                       CUTUYARIÊ, Pôn Vayăng (1892 - 1937), một trong những người sáng lập
                       Đảng  Cộng  sản  Pháp,  nguyên  nghị  sĩ  Quốc  hội  Pháp,  cựu  Chủ  nhiệm

                       báo L'Humanité, là người giới thiệu Nguyễn Ái Quốc vào Đảng Xã hội Pháp
                       (1919).
                               Tại Đại hội  Tua năm 1920, Pôn  Vayăng Cutuyariê  là  một  trong  những
                       người đấu tranh bảo vệ chủ trương Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng
                       sản và ủng hộ bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc ở đại hội này. Ông còn là
                       người tích cực giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc khi Người thoát khỏi nhà ngục Hồng
                       Kông lên Thượng Hải, bắt liên lạc với tổ chức để đến Liên Xô.

                  D

                       DÉTKIN, Clara (1857 - 1933), nữ chiến sĩ cách mạng Đức, nhà hoạt động nổi
                       tiếng của giai cấp công nhân Đức và phong trào phụ nữ quốc tế. Bà là đảng viên
                       Đảng Xã hội dân chủ Đức, đứng về phía Xpáctaquýt và có những cống hiến
                       tích cực vào việc thành lập Đảng Cộng sản Đức.

                       DINÔVIÉP, Rađômưxlơxki G.E (1883 - 1936), gia nhập Đảng Công nhân dân
                       chủ - xã hội Nga năm 1901. Sau Cách mạng Tháng Mười, là Chủ tịch Xôviết
                       Pêtơrôgrát, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
                       (b) Nga, Chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Hai lần bị khai trừ khỏi
                       Đảng Cộng sản và được phục hồi; năm 1934, bị khai trừ hẳn khỏi Đảng Cộng
                       sản.
                       DUY TÂN (1900 - 1945), tức Nguyễn Vĩnh San, vua thứ 11 nhà Nguyễn từ

                       năm 1907 đến năm 1916. Duy Tân là ông vua yêu nước và có tinh thần dân tộc.
                       Năm 1916, ông cùng với Thái Phiên và Trần Cao Vân trong Việt Nam Quang
                       phục hội định dựa vào số binh lính bị mộ sang Pháp, tổ chức khởi nghĩa ở Huế
                       và miền nam Trung Kỳ. Công việc bị bại lộ, khởi nghĩa không thành. Duy Tân
                       bị thực dân Pháp đày sang đảo Rêuyniông (châu Phi). Ông là người ham học và
                       có ý chí. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Duy Tân gia nhập quân đội Đồng
                       minh chống phát xít. Năm 1945, mất vì tai nạn máy bay ở châu Phi.
                  Đ

                       ĐÁCLƠ, Ôguytxtơ Êđua (1875 - 1940), cử nhân văn chương. Năm 1906, sang
                       Đông Dương vào ngạch 4 quan cai trị. Đáclơ làm Công sứ tỉnh Thái Nguyên,
                       đã chủ trương đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy của binh lính người Việt do Đội
                       Cấn (Trịnh Văn Cấn) và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo, tháng 8-1917.

                       ĐUME, Pôn (1857 - 1932), Nghị sĩ Quốc hội Pháp (phái cấp tiến) năm 1888 -
                       1895. Bộ trưởng Bộ Tài chính năm 1895 - 1896, 1921 - 1922. Toàn quyền Đông
                       Dương năm 1896 - 1902. Chủ tịch Thượng viện năm 1927. Tổng thống Pháp
                       năm 1931. Tác giả cuốn sáchIndochine - Française (Đông Dương thuộc Pháp
                       hay Đông Pháp). Bị ám sát năm 1932.

                       ĐUYCLÔ, Giắccơ (1896 - 1975), Phó Chủ tịch Quốc hội Pháp từ năm 1946
                       đến năm 1952, Thượng nghị sĩ Pháp năm 1946 đến năm 1952; Thượng nghị sĩ
                       Pháp năm 1959; Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1931. Ông
   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256