Page 248 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 248
248
tỉnh, cổ vũ các dân tộc bị áp bức đi theo lời kêu gọi của Các Mác: "Vô sản tất cả các
nước đoàn kết lại!" và đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ
động tiến hành đấu tranh cách mạng để tự giải phóng mình.
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời đã giáng đòn tiến công quyết liệt vào
chủ nghĩa thực dân đế quốc, trước hết là đế quốc Pháp; vạch ra con đường cách mạng
và tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức. Nó là một cống hiến quan trọng
của Nguyễn Ái Quốc đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đã góp
phần tích cực vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và các nước
thuộc địa khác. Nó không những có giá trị lớn về lý luận - chính trị mà còn có giá
trị lớn về văn học - nghệ thuật.
Những tư tưởng lớn của tác phẩm không chỉ soi đường cho cách mạng Việt Nam và
cách mạng các nước thuộc địa phụ thuộc nói chung trong hơn nửa thế kỷ qua, mà
ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị đối với cách mạng nước ta và phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới. Tr.341.
32. Đường cách mệnh: Là cuốn sách gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại
các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
do Người tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 - 1927. Các
lớp huấn luyện chính trị này nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng và
phương pháp cách mạng cho những người cách mạng Việt Nam, chuẩn bị về chính
trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm
1930. Cuốn sách này do Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở
Á Đông xuất bản năm 1927 để làm tài liệu học tập và tuyên truyền.
Đường cách mệnh là một trong những tác phẩm lớn đánh dấu một trong những mốc
quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời là
một trong những văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng ta, đặt cơ sở tư tưởng cho đường
lối của cách mạng Việt Nam. Tr.367.
33. Liên đoàn chống đế quốc: Đây là một tổ chức thống nhất đầu tiên có tính chất
mặt trận giữa giai cấp công nhân quốc tế với trí thức tiến bộ của các nước tư bản và
đại biểu các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, do những nhà trí thức tiến bộ như Anbe
Anhxtanh (Albert Einstein), Hăngri Bácbuýt (Henri Barbusse), v.v. sáng lập ở
Brúcxen (Thủ đô nước Bỉ) tháng 2-1927. Tôn chỉ của tổ chức này là chống chủ nghĩa
đế quốc xâm lược, ủng hộ phong trào độc lập của các dân tộc bị áp bức. Tổng bộ lúc
đầu đặt ở Béclin (Đức), sau chuyển sang Mátxcơva, có tổ chức chi nhánh ở nhiều
nước.
Tháng 7-1929, Liên đoàn chống đế quốc đã tổ chức một đại hội nhân dân các thuộc
địa chống chủ nghĩa đế quốc. Hoạt động của tổ chức quốc tế này có ảnh hưởng nhất
định đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ. Tr. 379.
34. Công tác quân sự của Đảng trong nông dân: Bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại
trường quân sự của những người cộng sản Đức ở Mátxcơva vào khoảng cuối năm
1927 và được xuất bản lần đầu tiên ở Đức vào năm 1928 (Theo Huỳnh Kim