Page 249 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 249

249

                  Khánh: Phong trào cộng sản Việt Nam 1925 - 1945, Cornell University Press, Itheca
                  and London, 1972).

                  Trong cuốn Khởi nghĩa vũ trang do A. Neuberg tuyển chọn, biên tập và xuất bản ở Luân
                  Đôn năm 1970, bài này được xếp vào chương XII là chương cuối cùng của cuốn sách.
                  Erich Wolleuberg, một người cộng sản Đức, từng làm việc cùng với Nguyễn Ái Quốc tại
                  Quốc tế Cộng sản năm 1924, trong lời giới thiệu cuốn sách với tựa đề Chúng tôi đã viết
                  Khởi nghĩa vũ trang như thế nào? đã viết như sau: "Tác giả của chương XII: Công tác
                  quân sự của Đảng trong nông dân, là một nhà cách mạng Đông Dương khiêm tốn, thân
                  thiết, người dần dần bước vào lịch sử đấu tranh giải phóng xã hội và dân tộc vĩ đại của
                  thời đại chúng ta, dưới tên Hồ Chí Minh".

                  Có thể nói rằng, đây là tài liệu đầu tiên bàn về quân sự của Hồ Chí Minh, trong đó
                  chứa đựng những tư tưởng quan trọng về vai trò của giai cấp nông dân trong cách
                  mạng (cả cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản), về tổ chức, cấu trúc và
                  hoạt động du kích trong tiến trình cách mạng. Đây chính là cơ sở quan trọng để sau
                  này Người viết các tác phẩm quân sự như Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích
                  Tàu, Kinh nghiệm du kích Nga, làm tài liệu huấn luyện và trực tiếp chỉ đạo cán bộ
                  chiến sĩ ta từ năm 1941 trở đi, chuẩn bị có hiệu quả cho thắng lợi của Cách mạng
                  Tháng Tám sau này. Tr.381.

                  35. Uỷ  ban  Ximông: Tên  gọi  tắt tổ  chức  Uỷ  ban  nghiên  cứu thể  chế  Ấn  Độ do
                  Ximông làm Chủ tịch.

                  Giôn Anxơbrúc Ximông (1873 - 1954) là luật sư người Anh, làm việc tại Bộ Nội vụ
                  Anh, đã đưa ra nguyên tắc về quyền tự quản của các tỉnh và lấy đó làm cơ sở xây
                  dựng thể chế của Ấn Độ. Thực chất quan điểm của Ximông là muốn chia cắt Ấn Độ
                  thành những khu vực riêng biệt, theo tôn giáo hoặc theo sắc tộc để dễ bề thực hiện
                  chính sách "chia để trị". Tr. 386.

                  36. MOPR (Tổ chức Quốc tế giúp đỡ các chiến sĩ cách mạng"): Được thành lập theo
                  sáng kiến của Quốc tế Cộng sản vào tháng 9-1921 tại Béclin (Đức), từ cuộc Hội nghị
                  quốc tế của các Uỷ ban giúp đỡ nhân dân các vùng bị đói ở nước Nga Xôviết. Sau
                  này, tổ chức đó trở thành trung tâm quốc tế giúp đỡ các nạn nhân của chế độ tư bản.
                  Từ năm 1935, tổ chức quốc tế này ngừng hoạt động. Các chi bộ của nó tham gia vào
                  các mặt trận nhân dân hoặc đấu tranh để thành lập các mặt trận nhân dân ở các
                  nước. Tr.387.



                                                BẢN CHỈ DẪN TÊN NGƯỜI

                  B

                       BÔRÔĐIN M.M. (tên thật là Grudenbéc) (1884 - 1951), đảng viên bônsêvích
                       Nga từ năm 1903. Năm 1915 là Bí thư Ban Chấp hành Riga của Đảng Công
                       nhân dân chủ xã hội (b) Nga. Từ năm 1907 đến năm 1918, lưu vong ở Mỹ. Từ
                       năm 1918 đến năm 1922, làm việc ở Bộ Dân uỷ Ngoại giao Liên bang Cộng
                       hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết Nga và trong Quốc tế Cộng sản. Những năm 1923
   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254