Page 250 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 250

250

                       - 1927, là cố vấn của Tôn Dật Tiên. Từ năm 1927, là Phó Chủ tịch dân uỷ lao
                       động, Phó Giám đốc Thông tấn xã Liên Xô và hoạt động ở nhiều tổ chức khác

                       của Liên Xô.
                       BƠLUM, Lêông (1872 - 1950), đảng viên xã hội phái hữu, nhiều năm làm chủ
                       bút báo Le Populaire - Cơ quan trung ương của Đảng Xã hội Pháp. Sau khi Mặt
                       trận nhân dân giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1936, Bơlum đứng
                       đầu Chính phủ Pháp và đã thi hành chính sách làm suy yếu Mặt trận nhân dân
                       và phá hoại việc thực hiện cương lĩnh của Mặt trận. Năm 1946, là thành viên
                       trong đoàn đại biểu Chính phủ Pháp đàm phán với Chính phủ ta.

                  C

                       CASANH, Mácxen (1869 - 1958), nhà hoạt động xuất sắc của phong trào công
                       nhân  Pháp  và  quốc  tế.  Từ  năm  1912  đến  năm  1918,  biên  tập  viên
                       báo L'Humanité -Cơ quan trung ương của Đảng Xã hội Pháp và năm 1918 là
                       chủ bút tờ báo đó. Casanh là một trong những người tích cực và giúp đỡ Nguyễn
                       Ái Quốc trong thời gian hoạt động ở Pháp.

                                Năm 1920, ông tham gia Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản với tư
                       cách là đại biểu Đảng Xã hội Pháp.
                               Từ năm 1924 đến năm 1943, ông là Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng
                       sản. Casanh còn liên tục được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và
                       Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp.

                                Năm 1957, ông được Đảng và Nhà nước Liên Xô tặng Huân chương
                       Lênin.

                       CLÊMĂNGXÔ, Gióocgiơ Bănggia (1841 - 1929), vốn là thầy thuốc, tham gia
                       hoạt động chính trị sau ngày Đế chế thứ II sụp đổ (4-9-1870), nghị sĩ cấp tiến
                       trong Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ (1906 - 1909). Năm 1920, bị thất bại
                       trong tranh cử Tổng thống, Clêmăngxô ra nước ngoài và viết sách.

                       CÔLARỐP, Vaxin Pêtơrốp (1877 - 1950), nhà hoạt động nổi tiếng của phong
                       trào công nhân Bungari và phong trào công nhân quốc tế. Ông là đảng viên
                       Đảng Công nhân dân chủ xã hội Bungari từ năm 1897. Từ năm 1897 đến năm
                       1900, học luật ở Giơnevơ và tổ chức nhóm mácxít quốc tế. Năm 1905, tại Đại
                       hội lần thứ XII Đảng Công nhân dân chủ xã hội Bungari (những người xã hội
                       chủ nghĩa phái hẹp), ông được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.
                       Từ năm 1921, là Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Từ năm 1922 đến
                       năm  1924,  ông  được  bầu  làm  Tổng  Bí  thư  Quốc  tế  Cộng  sản.  Ông  cùng
                       Đimitơrốp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng 9-1923 chống phát xít. Khởi nghĩa
                       thất bại, ông sang cư trú tại Liên Xô đến năm 1945.

                               Từ năm 1945 đến năm 1946, ông là Chủ tịch Quốc hội và là Chủ tịch lâm
                       thời nước Cộng hoà nhân dân Bungari khi mới thành lập. Từ năm 1947 đến
                       năm 1949, ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
                       Từ năm 1949 đến năm 1950, là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà
                       nhân dân Bungari.
   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255