Page 246 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 246

246

                  Năm 1927, trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu tổ chức
                  này  và  nêu  lên  sự  cần  thiết  phải  thành  lập  một  chi  nhánh  Cứu  tế  đỏ  ở  Đông

                  Dương. Tr. 281.
                  28. Quốc tế Công hội đỏ (Quốc tế Công đoàn): Tổ chức liên hiệp quốc tế của các
                  công đoàn cách mạng, được hình thành về mặt tổ chức vào ngày 23-7-1921, tồn tại
                  đến cuối năm 1937. Tổ chức này liên kết các trung tâm công đoàn không gia nhập
                  vào tổ chức công đoàn cải lương là Quốc tế Amxtécđam (Quốc tế của các công đoàn)
                  và liên kết các nhóm, các khuynh hướng đối lập tiến bộ trong nội bộ các tổ chức
                  công đoàn cải lương ở các nước. Quốc tế Công hội đỏ đấu tranh để thiết lập sự thống
                  nhất trong phong trào công đoàn trên cơ sở đấu tranh cách mạng nhằm bảo vệ những
                  yêu sách của giai cấp công nhân, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc chủ nghĩa và

                  đoàn kết với giai cấp công nhân nước Nga Xôviết. Tr.282.
                  29. Báo Thanh niên: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,
                  nhưng suốt từ số 1 ra ngày 21-6-1925 đến số 107 không đề cơ quan ngôn luận của
                  tờ báo, đến số 108 ra ngày 28-7-1929 mới thấy có tiêu đề: Cơ quan của Đảng Việt
                  Nam Cách mạng Thanh niên, và ở góc trái phía trên có thêm hình vẽ ngôi sao nhỏ
                  năm cánh và hình búa liềm thay cho vị trí ngôi sao to trước kia.

                  Báo dự định xuất bản hằng tuần, nhưng do khó khăn khách quan nên không đều kỳ.
                  Thông thường mỗi số có hai trang hoặc bốn trang, khổ giấy 18 x 24 cm, in litô. Tên
                  báo được viết bằng hai thứ chữ: chữ Việt và chữ Hán.

                  Báo có các chuyên mục: xã hội, bình luận, tin tức, diễn đàn, vấn đáp, phê bình, trả
                  lời bạn đọc, v.v.. Mỗi số báo được in khoảng 100 bản, hầu hết được bí mật gửi về
                  Việt Nam, một số ít gửi cho các cơ sở ở Xiêm.

                  Nội dung của báo Thanh niên thường đề cập đến những vấn đề chính sau đây:
                  - Đế quốc và thuộc địa.

                  - Cách mạng và cải lương.

                  - Thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

                  - Đảng Cách mạng và Đảng Cộng sản.
                  - Cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới.

                  - Cách mạng và mặt trận dân tộc thống nhất.

                  - Học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, v.v..

                  Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập và là cây bút chủ chốt của tờ báo. Một số uỷ viên
                  của Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê
                  Duy Điếm cũng tham gia trong ban biên tập.

                  Những bài viết của báo Thanh niên đều ngắn gọn, lời lẽ giản dị, trong sáng, dễ hiểu.
                  Nhờ báo Thanh niên mà tổ chức hội đã thống nhất về phương hướng và nội dung
                  tuyên truyền giáo dục trong và ngoài hội. Báo Thanh niên đã góp phần quan trọng
                  vào              việc             truyền              bá              chủ              nghĩa
                  Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để tiến tới
   241   242   243   244   245   246   247   248   249   250   251