Page 242 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 242
242
9. Báo La Dépêche Coloniale: Báo xuất bản ở Pari từ tháng 8-1896. Sau đổi tên
thành La Dépêche Coloniale et Maritime. Tr.89.
10. Quốc tế II: Thành lập năm 1889 tại Đại hội Liên minh quốc tế các đảng xã hội
chủ nghĩa tổ chức tại Pari theo sáng kiến của Ph.Ăngghen. Quốc tế II đã có tác dụng
phổ biến chủ nghĩa Mác về bề rộng, đánh dấu thời kỳ chuẩn bị cơ sở để phong trào
cách mạng phát triển rộng rãi trong nhân dân lao động ở nhiều nước.
Sau khi Ăngghen mất, cơ quan lãnh đạo của Quốc tế II rơi vào tay các phần tử cơ hội
chủ nghĩa. Bọn này đòi xét lại học thuyết cách mạng của Mác, phản đối chuyên chính
vô sản, thay thế lý luận đấu tranh giai cấp bằng thứ lý luận "hợp tác giai cấp", "chủ
nghĩa tư bản hoà bình tiến lên chủ nghĩa xã hội", v.v. và tiến hành những hoạt động
chống phá phong trào công nhân các nước.
Về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Quốc tế II ủng hộ chính sách đế quốc chủ nghĩa mà
bọn tư bản thực hiện ở các nước thuộc địa. Tr. 98.
11. Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp: Đại hội họp tại thành phố
Tua (Pháp) từ ngày 25 đến ngày 30-12-1920, thảo luận vấn đề Đảng nên gia nhập
Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II. Với đa số phiếu tuyệt đối (3.208 phiếu tán thành,
1.022 phiếu chống), Đảng Xã hội Pháp tán thành gia nhập Quốc tế III.
Nguyễn Ái Quốc tham gia đại hội với tư cách là đại biểu thuộc địa Đông Dương.
Cùng với các đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân Pháp, Người đã bỏ phiếu tán
thành Đảng gia nhập Quốc tế III và được Đảng Cộng sản Pháp công nhận là một
trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Tr. 109.
12. Báo Le Matin: Tờ báo xuất bản ở Pari từ tháng 2-1884. Tr.110.
13. Báo Le Libertaire: Tuần báo của Hội vô chính phủ - cộng sản, sau đó là cơ quan
ngôn luận của Liên đoàn Cộng sản tự do Pháp, xuất bản ở Pari từ năm 1895. Tr.117.
14. Tuần lễ đẫm máu: Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt diễn ra trong suốt bảy ngày
(từ ngày 21-5 đến ngày 27-5-1871) của giai cấp công nhân và quần chúng Pari chống
quân phản động Vécxây để bảo vệ thành quả cách mạng của Công xã Pari. Trong
những ngày đó, các chiến sĩ Công xã đã biểu lộ một ý chí dũng cảm và một tinh thần
bất khuất vô biên, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Quân Vécxây đã tàn sát các
chiến sĩ Công xã một cách man rợ. Lịch sử gọi tuần lễ đó là "Tuần lễ đẫm máu". Tr
.126.
15. Ban Nghiên cứu thuộc địa: Một tổ chức nghiên cứu những vấn đề thuộc địa của
Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp, thành lập tháng 6-1921. Nguyễn Ái Quốc là uỷ
viên của tổ chức này. Ban đã sưu tầm và phổ biến các tài liệu về tình cảnh các xứ
thuộc địa và cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa, tiến hành công tác
tuyên truyền trong nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa về tinh thần đoàn kết
giữa giai cấp vô sản các nước đế quốc với các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân. Ban đã gửi nhiều bài đăng trên mục Thuộc địa của
báo L'Humanité và tìm cách gửi báo đến các thuộc địa. Hoạt động của Ban đã góp
phần tích cực vào công tác tuyên truyền học thuyết của Lênin và đường lối của Quốc
tế Cộng sản về vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc. Tr.128.