Page 244 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 244
244
Với tư cách là đại biểu nông dân của các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã tham
dự hội nghị và phát biểu ý kiến. Tại hội nghị, Người được bầu vào Ban Chấp hành
Quốc tế Nông dân. Tr. 244.
21. Trường đại học Phương Đông (Trường đại học Cộng sản của những người lao
động phương Đông): Trường thành lập tại Mátxcơva (Liên Xô) năm 1921, theo
quyết định của Quốc tế Cộng sản, nhằm mục đích đào tạo cán bộ cách mạng trước
hết cho các nước phương Đông thuộc Liên Xô và các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Tại đây, các học viên được trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng. Trong
thời gian học tập, học viên phải nắm vững các môn quan trọng như chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị, lịch sử phong trào công
nhân quốc tế, lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc, v.v..
Trong gần 20 năm tồn tại, Trường đại học Phương Đông đã đào tạo cho các nước
phương Đông hàng ngàn cán bộ, trong đó có những người sau này đã trở thành cán
bộ lãnh đạo có uy tín của các Đảng Cộng sản ở các nước.
Quan tâm sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc và vấn đề đào tạo cán bộ cách
mạng cho các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã viết rất nhiều bài báo để cổ vũ,
giới thiệu Trường đại học Phương Đông. Sau khi về hoạt động ở Quảng Châu (Trung
Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn và cử nhiều cán bộ Việt Nam và một số nước
khác ở châu Á sang học tại Trường đại học Phương Đông.
Trong số những cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Trường đại học Phương Đông,
nhiều đồng chí sau này đã trở thành những cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta như
Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, v.v.. Tr. 251.
22. Thổ Nhĩ Kỳ: Một nước nằm ở phía tây châu Á, có vị trí quan trọng nối liền ba
châu lục, lại giáp liền ba vùng biển là Địa Trung Hải, Êgiê và Hắc Hải. Trong cuộc
Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía Đức bị thất bại. Các đế quốc
giành lại những vùng đất phụ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ và xâu xé ngay chính nước Thổ Nhĩ
Kỳ (Hiệp ước Xevơrơ tháng 8-1920). Sự kiện đó làm bùng lên cuộc đấu tranh mạnh
mẽ của giai cấp công nhân và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đòi thành lập một nhà nước
cộng hoà thống nhất. Tháng 11-1922, Kêman, thủ lĩnh đảng của giai cấp tư sản "Thổ
Nhĩ Kỳ trẻ", đã thủ tiêu chế độ phong kiến; tháng 10-1923, tuyên bố thành lập nước
Cộng hoà; tháng 4-1924, ban hành Hiến pháp tư sản. Đối với giai cấp tư sản, cuộc
cách mạng được coi như đã hoàn thành. Nhưng quần chúng nhân dân lao động là lực
lượng góp phần quyết định thắng lợi của cách mạng thì không được quyền lợi gì.
Phong trào đấu tranh của công nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển mạnh mẽ từ sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất. Tháng 9-1920, Đảng Cộng sản Thổ Nhĩ Kỳ thành lập, lãnh
đạo cuộc đấu tranh. Trong nửa đầu những năm 20 thế
kỷ XX, phong trào bãi công lan rộng và rất rầm rộ, có nơi cuộc bãi công thu hút tới
50 vạn người tham gia. Tháng 11-1923, Đại hội công nhân ở Côngxtantinốp thành
lập Liên minh công nhân Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn kết đông đảo nhân dân trong nước.
Nhưng Chính phủ Kêman đã hạ lệnh cấm các hội công nhân hoạt động và đàn áp họ.