Page 241 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 241
241
7. Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản): Tổ chức cách mạng quốc tế của giai cấp vô sản,
trung tâm lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân thế giới.
Do ảnh hưởng to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sau khi Quốc
tế II bị phá sản, cuộc đấu tranh của Lênin và những người cộng sản chân chính chống
bọn cơ hội chủ nghĩa đã thúc đẩy sự ra đời của các Đảng Cộng sản và tổ chức cộng
sản ở nhiều nước trên thế giới. Để giúp các tổ chức cộng sản này lãnh đạo phong
trào các nước đi theo con đường của chủ nghĩa Mác chân chính, tháng 1-1919, dưới
sự lãnh đạo của Lênin, Hội nghị đại biểu của tám Đảng Cộng sản và nhóm cộng sản
đã kêu gọi tất cả các Đảng Cộng sản, các tổ chức xã hội chủ nghĩa phái tả tham gia
Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III).
Hưởng ứng lời kêu gọi đó, tháng 3-1919, dưới sự lãnh đạo của Lênin, các Đảng
Cộng sản và tổ chức cộng sản của 30 nước đã tiến hành Đại hội thành lập Quốc tế
Cộng sản tại Mátxcơva.
Quốc tế Cộng sản đã góp công lao to lớn trong việc tổ chức và lãnh đạo phong trào
cộng sản và công nhân thế giới. Đối lập với Quốc tế II, Quốc tế Cộng sản đã rất chú
trọng tới vấn đề giải phóng dân tộc. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được Đại hội II Quốc tế Cộng sản (1920)
thông qua đã đặt nền tảng chính trị và tư tưởng cho việc giải quyết đúng đắn những
vấn đề phức tạp của phong trào giải phóng dân tộc. Trên con đường cứu nước,
Nguyễn Ái Quốc đã hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế Cộng sản.
Tháng 5-1943, căn cứ vào hoàn cảnh mới, Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản với sự
tán thành của đa số các Đảng Cộng sản, đã thông qua nghị quyết giải tán tổ chức
quốc tế này. Tr.85.
8. Cách mạng Tháng Mười Nga: Cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế
giới.
Ngày 7-11-1917 (tức ngày 24-10, theo lịch Nga), dưới sự lãnh đạo của Đảng
Bônsêvích Nga, đứng đầu là Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga
đã lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và bọn phản cách mạng, thành lập Chính
phủ Xôviết do Lênin làm Chủ tịch. Giai cấp công nhân Nga đã đập tan bộ máy thống
trị của các giai cấp bóc lột, lập nên Nhà nước kiểu mới - chính quyền Xôviết, một
hình thức của chuyên chính vô sản.
Cách mạng Tháng Mười thắng lợi mở ra một thời đại mới cho lịch sử nhân loại.
Cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân bị áp
bức, soi sáng con đường cho các dân tộc bị nô dịch đi tới cách mạng giải phóng và
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước, Cách mạng Tháng Mười
Nga đã có ảnh hưởng to lớn đến sự chuyển biến tư tưởng và lập trường chính trị của
Nguyễn Ái Quốc. Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã sớm khẳng
định con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức là con đường của Cách mạng
Tháng Mười. Tr.86.