Page 240 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 240
240
dịch dài hạn. Phong trào bắt đầu ở Quảng Nam, sau lan rộng ra các tỉnh Quảng Ngãi,
Phú Yên, Thừa Thiên, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá. Hàng vạn nông dân đã rầm
rộ biểu tình, liên tục từ cuối tháng 2. Đến cuối tháng 5, phong trào bị thực dân Pháp
dập tắt trong máu lửa.
Nguyễn Tất Thành khi đó đang học ở Trường tiểu học Pháp - Việt Thừa Thiên đã tham
gia phong trào này. Tr. 28.
2. Hội nghị Vécxây (Versailles): Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Ngày 18-6-1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở
Vécxây (Pháp). Hội nghị này còn gọi là Hội nghị hoà bình Pari, nhưng thực chất đó
là nơi chia phần giữa các nước đế quốc thắng trận và trút hậu quả chiến tranh lên
đầu nhân dân các nước thua trận và các dân tộc bị áp bức. Văn kiện chính của hội
nghị là Hiệp ước Vécxây xác định sự thất bại của nước Đức và các nước đồng minh
của Đức, phân chia lại bản đồ thế giới theo hướng có lợi cho các đế quốc thắng trận,
chủ yếu là Mỹ, Anh, Pháp.
Nhân danh Nhóm người yêu nước Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị
Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Tr.62.
3. Báo L'Humanité: Tờ báo ra hằng ngày của Đảng Xã hội Pháp do Giăng Giôrét
(Jean Jaurès) sáng lập năm 1904. Từ sau Đại hội Tua (12-1920), Đảng Xã hội Pháp
chia thành Phân bộ Pháp thuộc Quốc tế Cộng sản (SFIC - Section Française de
l'Internationale communiste) và Phân bộ Pháp thuộc Quốc tế Công nhân (SFIO tức
Section Française de l'Internationale Ouvrière).
Đến tháng 10-1921, phân bộ SFIC chính thức mang tên Đảng Cộng sản.
Báo L'Humanité là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp.
Rất nhiều bài viết của Nguyễn Ái Quốc được đăng tải trên tờ báo này. Tr.67.
4. Báo Le Populaire: Tờ báo ra hằng ngày ở Pari từ tháng 5-1916, là cơ quan trung
ương của Đảng Xã hội Pháp. Từ sau Đại hội Tua (12-1920), Le Populaire tiếp tục
là cơ quan trung ương của Đảng Xã hội (SFIO). Bị gián đoạn trong những năm Pháp
bị Đức chiếm đóng. Tháng 8-1944, báo tục bản. Tháng 2-1970 thì đình bản.
Nguyễn Ái Quốc là cộng tác viên tích cực của tờ báo này. Tr .70.
5. Hội Liên minh nhân quyền: Một tổ chức dân chủ tư sản nhằm đấu tranh đòi bảo
vệ những quyền tự do tư sản.
Tổ chức này được thành lập năm 1898 ở Pháp do sáng kiến của nhà văn Pháp Tơrariơ
(Trarieux) nhân vụ nhà cầm quyền Pháp xử phạt nhà văn Êmin Dôla (Émile
Zola). Tr.76.
6. Tổng Liên đoàn Lao động Pháp: Viết tắt là CGT (Confédération Générale du
Travail), thành lập từ năm 1895, bị những phần tử cơ hội cầm đầu, mất tính chất
cách mạng. Một bộ phận tiến bộ tách ra lập Tổng liên đoàn lao động thống nhất
(CGTU) do Gaxtông Môngmútxô (Gaston Monmousseau) lãnh đạo. Tháng 3-1936,
hai tổ chức CGT và CGTU đã hợp nhất lại. Tr.81.