Page 245 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 245

245

                  Theo dõi tình hình phát triển của phong trào công nhân Thổ Nhĩ Kỳ, Nguyễn Ái
                  Quốc dự báo "Nhất định họ sẽ còn tiến nữa". Tr. 253.

                  23. Đại hội Liông: Đại hội lần thứ III Đảng Cộng sản Pháp họp ở Liông (Pháp) tháng
                  1-1924. Vấn đề chủ yếu của đại hội là đấu tranh để củng cố Đảng về mặt tổ chức và
                  tư tưởng. Vấn đề thuộc địa cũng được đại hội đưa vào chương trình nghị sự. Tr. 259.

                  24. Inprekorr. Viết tắt tên Tạp chí International Press correspondence (bản tiếng
                  Anh), cơ quan nghiên cứu lý luận của Quốc tế Cộng sản. Tạp chí này được xuất bản
                  bằng nhiều thứ tiếng như Anh, Đức, Pháp, Nga. Tr.262.

                  25. Quốc tế Thanh niên Cộng sản: Tổ chức quốc tế của thanh niên lao động cách
                  mạng. Theo sáng kiến của Lênin, Đại hội lần thứ nhất của thanh niên xã hội chủ
                  nghĩa được triệu tập ở Béclin (Đức) từ ngày 20 đến ngày 26-11-1919 (có 29 đại biểu
                  của 13 nước tham dự) đã thông qua nghị quyết thành lập Quốc tế Thanh niên Cộng
                  sản. Tổ chức này đã gia nhập Quốc tế Cộng sản với tư cách là một phân bộ.

                  Quốc tế Thanh niên Cộng sản có những phân bộ riêng của mình ở 56 nước. Các cơ
                  quan lãnh đạo của Quốc tế Thanh niên Cộng sản là Đại hội Quốc tế và Ban Chấp
                  hành. Quốc tế Thanh niên Cộng sản hoạt động dưới sự lãnh đạo về tư tưởng và tổ
                  chức của Quốc tế Cộng sản. Nó đã có tác dụng quan trọng trong việc tuyên truyền,
                  giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin trong thanh niên, đề ra mục tiêu, phương pháp đấu
                  tranh cho thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới.
                  Năm 1943, cùng với việc giải tán Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Thanh niên cũng tự
                  giải tán. Tr. 274.

                  26. Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản: Đại hội họp từ ngày 17-6 đến ngày 8-7-
                  1924 tại Mátxcơva. Đại hội đã tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm về đấu
                  tranh giai cấp từ năm 1918 đến năm 1923 và đề ra chủ trương tăng cường công tác
                  xây dựng các Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh thực hiện những mục
                  tiêu lâu dài của cách mạng và những quyền lợi thiết thực của quần chúng. Đại hội
                  cũng chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
                  là phải đấu tranh chống chủ nghĩa cải lương, cơ hội, chống những phần tử phái hữu
                  và trốtxkít.

                  Nguyễn Ái Quốc đã tham dự đại hội và đã ba lần phát biểu ý kiến về vấn đề dân tộc
                  và thuộc địa và những vấn đề khác. Tr. 275.

                  27. Quốc tế Cứu tế đỏ: Một tổ chức cách mạng thành lập năm 1923 hoạt động theo
                  đường lối của Quốc tế Cộng sản. Mục tiêu chủ yếu của Quốc tế Cứu tế đỏ là đoàn
                  kết các lực lượng cách mạng để đấu tranh chống lại những hành động đàn áp khủng
                  bố của chính quyền đế quốc, đòi trả tự do cho những nhà hoạt động chính trị của giai
                  cấp công nhân và của phong trào giải phóng dân tộc bị bọn thống trị bắt bớ giam
                  cầm. Tổ chức này còn động viên sự đóng góp của quần chúng lao động để giúp đỡ
                  về tinh thần và vật chất cho những gia đình có người thân hy sinh hay bị tù đày vì
                  hoạt động cách mạng. Quốc tế Cứu tế đỏ có chi nhánh ở nhiều nước trên thế giới.
   240   241   242   243   244   245   246   247   248   249   250