Page 254 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 254
254
MÔNGMÚTXÔ, Gaxtông (1883 - 1960), Tổng thư ký Liên đoàn Lao động
Pháp, Tổng Biên tập báo La Vie Ouvrière, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Pháp.
Năm 1919, Môngmútxô đã gặp Nguyễn Ái Quốc và giúp đỡ Người cách
viết báo và cho đăng những bài viết của Người trên báo La Vie Ouvrière.
N
NGUYỄN THỨC CANH (1884 - 1965), tức Trần Hữu Công, tức Trần Trọng
Khắc, người huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, tham gia phong trào Đông du, sau
học y khoa ở Béclin. Từ năm 1923 đến năm 1931, trở lại Thượng Hải làm bác sĩ
ở một bệnh viện. Sau này về sống với con trai và mất tại Nha Trang ngày 11-8-
1965.
NGUYỄN THẾ TRUYỀN (1898 - 1969), người quê Hành Thiện, huyện Xuân
Trường, tỉnh Nam Định, sang Pháp du học. Thời kỳ đầu có tham gia viết báo Le
Paria và hoạt động trong Hội Liên hiệp thuộc địa. Nhưng sau đó đã đi theo xu
hướng chính trị khác, lập Đảng Việt Nam độc lập và xuất bản báo chí chống
cộng trên đất Pháp.
P
PÊTƠRỐP, Racônnicốp Phêđo, người Nga, đảng viên Đảng Cộng sản (b)
Nga. Đại biểu dự Đại hội lần
thứ V Quốc tế Cộng sản, được đại hội bầu là Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành
Quốc tế Cộng sản năm 1924; tham dự nhiều phiên họp mở rộng của hội nghị
Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản năm 1925 - 1927. Hội nghị
mở rộng lần thứ IV của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản năm
1924 quyết định cử Pêtơrốp tham gia Ban Phương Đông. Hội nghị mở rộng lần
thứ VI năm 1926, Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản cử Pêtơrốp
vào Ban Bí thư của Quốc tế Cộng sản kiêm Tổng thư ký Ban Phương Đông.
PHAN BỘI CHÂU (1867 - 1940), quê ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là một
sĩ phu tiến bộ trong phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Việt Nam
đầu thế kỷ XX.
Ông là người khởi xướng chủ trương phong trào Đông du, muốn dựa vào
Nhật để cứu nước, giải phóng đồng bào. Năm 1905 lập tổ chức Duy Tân hội
theo kiểu quân chủ lập hiến. Năm 1912, cùng với những nhà hoạt động khác,
ông lập Việt Nam Quang phục hội, theo đường lối quân chủ tư sản thay thế Hội
Duy Tân. Năm 1924, ông cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam
Quốc dân đảng. Tháng 12-1924, chịu ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc, ông chủ
trương chuyển hoạt động của mình theo đường lối cách mạng mới. Nhưng năm
1925 bị địch bắt nên chủ trương không thành. Năm 1925, bị toà án thực dân xử
tử hình, sau hạ xuống chung thân và giam lỏng ở Huế. Trong thời gian bị giam
lỏng ở Huế, ông thường nhắc đến Nguyễn Ái Quốc và bày tỏ lòng tin tưởng vào
chủ nghĩa xã hội trong cuốn sách Chủ nghĩa xã hội do ông viết năm 1935.