Page 252 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 252
252
gặp và quen biết Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919. Vào các năm 1946, 1957, ông
lại có dịp gặp lại Người.
F
PHRỐTXA, Luđôvích Ôxca, Tổng Bí thư Đảng Xã hội Pháp năm 1918, bỏ
phiếu tán thành tham gia Quốc tế Cộng sản tại Đại hội Tua năm 1920, sau đó
giữ chức Tổng Bí thư cho đến khi ra khỏi Đảng Cộng sản ngày 1-1-1923. Ông
đã từng tham gia Chính phủ tư sản Pháp.
G
GĂNGĐI, Môhanđát Karamsan (1869 - 1948), nhà triết học, nhà văn, nhà hoạt
động nổi tiếng của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ. Để chống lại thực dân
Anh, giành độc lập dân tộc, Găngđi chủ trương không dùng bạo lực và không coi
bạo lực là phương thức đấu tranh chính trị. Trong phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở Ấn Độ (1919 - 1922), Găngđi trở thành lãnh tụ của Đảng Quốc đại và
giữ vai trò quan trọng trong việc biến đảng này thành một tổ chức quần chúng
chống đế quốc. Học thuyết đề kháng tiêu cực của ông trở thành tư tưởng chính
của Đảng Quốc đại trong cuộc đấu tranh cho nền độc lập Ấn Độ. Năm 1946, ông
tuyên bố là không nhất thiết chỉ dùng phương pháp đấu tranh không bạo lực.
Găngđi có ảnh hưởng và uy tín lớn ở Ấn Độ. Nhân dân Ấn Độ suy tôn ông là
Mahátma nghĩa là “Tâm hồn vĩ đại”. Năm 1948, ông bị bọn phản động ám sát.
K
KHẢI ĐỊNH (1882 - 1925), tức Nguyễn Bửu Đảo, vua thứ 12 nhà Nguyễn.
Năm 1916, được người Pháp đưa lên ngôi và đứng đầu triều đình đến năm 1925.
Khải Định là một ông vua bạc nhược, hoàn toàn phụ thuộc vào người Pháp.
KHÁNH KÝ, tên thật là Nguyễn Dư Khánh (1874 - 1946), người làng Lai Xá,
xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, sang Pháp từ năm 1911 - 1912.
Ông đã dạy cho Phan Châu Trinh làm nghề ảnh, và sau này Phan Châu Trinh
đã truyền lại nghề này cho Nguyễn Ái Quốc.
L
LÊNIN, Vlađimia Ilích (1870 - 1924), lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và
nhân dân lao động toàn thế giới, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Liên Xô và
Nhà nước công nông đầu tiên trong lịch sử loài người, và sáng lập ra Quốc tế
Cộng sản. Kế tục sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã đấu tranh
kiên quyết để bảo vệ tinh thần cách mạng của chủ nghĩa Mác, chống lại mọi sự
xuyên tạc của bọn cơ hội chủ nghĩa và phát triển thiên tài cả ba bộ phận hợp
thành chủ nghĩa mác (triết học mácxít; kinh tế chính trị học mácxít; chủ nghĩa
xã hội khoa học), giải quyết đúng đắn về lý luận và thực tiễn các vấn đề đặt ra
cho cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Lênin đặc biệt chú ý và đã đưa ra nhiều luận điểm quan trọng về phong
trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. TrongSơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa được trình bày