Page 253 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 253
253
tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), V.I.Lênin đã nêu ra những vấn đề
cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc.
LIÔTÂY, Lui Uybe Gôngdavơ (1854 - 1934), Thống chế Pháp. Có mặt nhiều
năm ở các thuộc địa Pháp. Năm 1894, Liôtây sang Đông Dương. Năm 1912,
làm Tư lệnh quân đội Pháp ở Marốc. Năm 1916 - 1917, làm Bộ trưởng Bộ
Chiến tranh. Bằng những hành động quân phiệt hết sức tàn bạo, Liôtây chỉ huy
những cuộc đàn áp đẫm máu các cuộc nổi dậy đòi giải phóng, chống thực dân
Pháp ở các thuộc địa.
LƠPHEVRƠ, Raymông (1891 - 1920), nhà văn Pháp. Trong Chiến tranh thế
giới lần thứ nhất đã cùng đồng đội nổi dậy chống chiến tranh đế quốc và là một
trong những người sáng lập Hội Cộng hoà cựu chiến binh (ARAC). Ông là đại
biểu chính thức của Đảng Xã hội Pháp tham dự Đại hội II Quốc tế Cộng sản.
Khi trở lại Pháp bị đắm thuyền, mất tích.
LÔNG, Môrixơ (? - 1923), chính thức nhận chức Toàn quyền Đông Dương từ
tháng 12-1919. Tháng 1-1923, khi về Pháp công cán, qua Côlômbô bị giết, lúc
chưa hết nhiệm kỳ.
LÔNGGHÊ, Giăng (1876 - 1938), cháu ngoại Các Mác. Đảng viên Đảng Xã
hội Pháp, nhưng đến Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp thì ngả sang
phái hữu. Ông là người có công giúp Nguyễn Ái Quốc tập viết báo.
M
MÁC, Các (1818 - 1883), lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, nhà tư tưởng vĩ
đại, người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học. Mác là người sáng tạo ra lý
luận cách mạng vô sản. Từ sự phân tích sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản,
Mác đã đề ra học thuyết về chuyên chính vô sản là công cụ của bước quá độ
cách mạng từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Từ sự phân tích xã hội
tư bản, Mác đề ra học thuyết về giá trị thặng dư.
Mác không chỉ là nhà lý luận thiên tài mà trước hết Mác là nhà cách mạng
vĩ đại. Năm 1847, Mác và Ăngghen gia nhập Liên minh những người cộng sản.
Năm 1864, Mác sáng lập và là linh hồn của Quốc tế thứ I. Mác đã đấu tranh
chống các thứ chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân, chống bọn vô chính
phủ và định ra sách lược cách mạng cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
MANUINXKI, Đimitri Dakhailôvích (1883 - 1959), đảng viên Đảng Công nhân
dân chủ - xã hội Nga cuối năm 1903. Sau đó bị bắt, bị đi đày, rồi vượt ngục, sống
lưu vong và gặp Lênin ở Pari. Năm 1912, bí mật trở về Nga hoạt động. Cách mạng
Tháng Mười Nga thành công, Lênin cử ông ra mặt trận hàm Chính uỷ “đỏ”, rồi
hàm Thứ trưởng Bộ Lương thực, Hội trưởng Chữ thập đỏ. Năm 1921, được cử
làm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ucraina. Từ năm 1922, chuyển sang công tác
ở Quốc tế Cộng sản. Năm 1924, là Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản.
Năm 1928, là Bí thư Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Ba mươi năm liền là Uỷ
viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.