Page 115 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 115
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
bản đặc san “Đuốc Hồng” như một sự lên tiếng - tuy khiêm tốn mà cũng
không thiếu tự hào. Tờ báo xuân thời đó còn đơn sơ lắm, quay roneo, mực
lúc đậm lúc nhạt không đều, nhưng nội dung thì chẳng thua gì với các
đơn vị thuộc lớp đàn anh. Năm 1974, tờ báo Xuân của trường đạt giải Nhì
toàn miền Nam trong kỳ thi “Báo xuân học đường” cùng với nhiều giải
cá nhân. Ban tổ chức kỳ thi đã hết lời khen tặng - bởi vì trong cùng thời
điểm ấy - không có tờ báo Xuân học đường nào của khu vực đồng bằng
sông Cửu Long đạt giải.
Tôi và Lê Hùng Dũng cùng 4 học sinh là các em XuânThọ, Ngọc Hải,
Thanh Điều, Bá Nghệ. đi xe đò từ Cần Thơ lên Sài Gòn lãnh thưởng. Hai
thầy trẻ đắt 4 học sinh - tuổi không nhỏ hơn bao nhiêu - đi du ngoạn
Sài Gòn hoa lệ suốt 3 ngày. Tội nghiệp biết bao các học sinh của tôi. Các
em sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo khó, chiến tranh... đã làm cho
những người bạn trẻ quá “hiền” so với bè bạn cùng trang lứa ở đô thành,
quá nhút nhát trước cảnh phố thị ồn ào xe cộ, thậm chí băng qua đường
cũng phải đợi thầy dẫn bước.
Tình thầy trò sâu đậm như thế, nên cho tới hôm nay - dù có người
qua tuổi 60 - các em vẫn nhắc tới thầy Lê Hùng Dũng bằng cả lòng trân
trọng.
Thời đó, hầu hết bạn bè đồng nghiệp mới ra trường, hoặc chính thức
(giáo sư chính ngạch) hoặc dạy hợp đồng (danh xưng là giáo sư tư nhân)
với mức lương khởi điểm, nhưng chúng tôi sống thật thoải mái. Ngoài
phần tiền lo cho gia đình, ba má, các em... còn lại cuối tuần, anh em rủ
nhau đi du ngoạn. Anh Trần Quốc Mậu có xe 4 chỗ, thường kéo thêm anh
Lầu, Dũng, Dung và tôi đi Sài Gòn - Vũng Tàu rồi về lại Cần Thơ chiều
chủ nhật. Những ngày vui đó qua mau và đã phủ mờ lớp bụi thời gian.
Trên tờ báo Xuân “Đuốc Hồng” Dũng có viết một bài tựa đề “Đoản
khúc rời”, với câu “đề từ” là: “Về Chuột Tý”. Tôi dư biết người đó là ai
nhưng cũng trêu chọc bạn mình: “Văn chương lủng củng, đã chuột mà
sao còn tý nữa ?”. Mấy năm sau, bạn đã đưa con “Chuột Tý” đó “về
dinh” và sống hạnh phúc cho tới bây giờ.
Sau những biến động lớn lao của lịch sử năm 1975, anh em chúng tôi
như những nhánh sông đời trôi về muôn nẻo. Người trôi nổi đất khách
quê người, kẻ còn bám theo nghề trong những năm tháng đầy gian lao
và nghiệt ngã. Tôi về lại nội ô Cần Thơ, Thọ, Châu, Phụng, Mai về quê
cũ Bến Tre. Phùng Thành Nghiệp về Thốt Nốt. Mậu, Dung, Chi, Liêm…
cùng nhiều bạn khác đang sống cách một vòng trái đất. Riêng Kim Chi,
118